Trong khi đó, một tàu thứ hai chở khí LNG của Nga cũng được cho là đang trên hành trình tới New England. Sự việc xảy ra trong bối cảnh Washington gia tăng lệnh trừng phạt Moskva.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ xác nhận với Đài phát thanh Sputnik, con tàu mang tên Gaselys, do một công ty năng lượng Pháp có tên Engie làm chủ quản, đã tới Boston vào ngày 28/1.
(xem clip tàu Gaselys ở Boston bên dưới):
Một người phát ngôn cho biết: “Theo như tôi được biết, không có vấn đề gì”. Con tàu chở các thùng khí thiên nhiên hóa lỏng có nguồn gốc từ nhà máy sản xuất LNT Yamal (Nga) xuất phát tại cảng Isle of Grain (Anh) và sẽ cập bến tại Everett ở gần Boston".
Mặc dù lệnh trừng phạt của Mỹ đặc biệt nhằm vào nhà sản xuất khí đốt lớn nhất không do chính phủ quản lý của Nga là Novatek – cổ đông chính của nhà máy Yamal LNG, nhưng lệnh trừng phạt đó dường như không làm cản trở công việc kinh doanh trong trường hợp này. Các công ty bao gồm Total của Pháp, Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc và Quỹ Con đường Tơ lụa giữ đến 49,9% cổ phần trong dự án vận chuyển khí đốt trên.
Về mặt kỹ thuật, lượng khí LNG của Nga có mặt tại Boston không bị vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, do lượng khí đốt này được một công ty Pháp mua lại và vận chuyển bằng tàu Pháp.
Trong khi đó, con tàu chở khí đốt thứ hai tên Provalys mang theo nguồn hàng của Nga xuất phát từ cảng Dunkirk (Pháp) cũng dự kiện tới New England vào ngày 15/2 tới, theo thông tin trên Bloomberg.
Chính quyền Washington đã nhiều lần theo dõi thị trường năng lượng châu Âu, đề nghị các nước này sử dụng khí LNG thay thế cho nguồn năng lượng tự nhiên Nga được chuyển qua ống dẫn dầu và thuyết phục các đồng minh rằng tương lai của châu Âu phụ thuộc vào nó.
Phản ứng lại, Moskva cáo buộc Washington lợi dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào các dự án năng lượng của Nga để “dập tắt” sự cạnh tranh lành mạnh. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong tháng 1 phát biểu Mỹ rõ ràng “bắt các quốc gia châu Âu từ bỏ dự án Dòng chảy Nord 2” – một đường ống dẫn cung cấp cho Đức khí đốt giá rẻ của Nga.
Cũng trong chuyến công du tới Ba Lan ngày 27/1, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh; “Mỹ phản đối đường ống Dòng chảy Nord 2. Chúng tôi coi đó là mối đe dọa làm suy yếu sự ổn định và an ninh năng lượng của toàn châu Âu”.
Trong một diễn biến liên quan, Viện Quan điểm Công chúng Pháp (Ifop) đã tiến hành một bảng khảo sát ý kiến cho đài phát thanh Sputnik để tìm hiểu phản ứng của các nước châu Âu trước lệnh trừng phạt do Mỹ khởi xướng đe dọa các công ty châu Âu có quan hệ làm ăn buôn bán khí đốt với Nga.
Theo kết quả của bản điều tra với 3.228 người trên 18 tuổi đến từ các nước Anh, Đức, Pháp và Ba Lan, có đến 65% người Pháp và 61% người Đức phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong một báo cáo của Liên hợp quốc công bố năm ngoái, nền kinh tế châu Âu mỗi tháng thiệt hại đến 3,2 tỷ USD vì các lệnh trừng phạt của Nga.
Đức cũng phản đối các nỗ lực của Ủy ban châu Âu muốn thay đổi bản Hướng dẫn về Hiệu năng Năng lượng cũng như đảm bảo rằng tất cả các quy định của EU, bao gồm bên liên quan bên thứ 3, thuế quan, tính minh bạch… đều được áp dụng với tất cả các dự án ống dẫn, bao gồm dự án Dòng chảy Nord 2.