Philippines kêu gọi ASEAN duy trì UNCLOS, đẩy nhanh tiến độ đàm phán COC

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần duy trì Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 như một khung pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển.

Đây là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Philippines phụ trách các vấn đề ASEAN, Vụ trưởng Vụ ASEAN-Philippines Junever Mahilum-West tại Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 10 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 8 theo hình thức trực tuyến.

Trong thông cáo báo chí ngày 17/12, bà Mahilum-West nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi các thành viên của AMF và EAMF nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của họ theo UNCLOS năm 1982 vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”. Quan chức ngoại giao này cũng bày tỏ cam kết kiên định của Philippines trong việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982. 

Bên cạnh đó, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines đã nêu bật các ưu tiên của Philippines trong lĩnh vực quản lý và hợp tác hàng hải, bao gồm việc thành lập Hội đồng Giám sát bờ biển quốc gia nhằm tăng cường phối hợp liên ngành về các vấn đề hàng hải. Bà cũng trích dẫn Thỏa thuận hợp ba bên giữa Philippines, Indonesia và Malaysia về hợp tác phòng chống tội phạm trên vùng biển Sulu Sulawesi. 

Tháng trước, Ngoại trưởng Philippines cũng khuyến nghị các nước ASEAN cần hoàn thiện COC, văn bản có thể xác định trách nhiệm hoặc các hành vi phù hợp của các quốc gia đối với những tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. 

AMF được thành lập năm 2010, là diễn đàn đối thoại về các vấn đề hàng hải như xu hướng an ninh hàng hải, hợp tác hàng hải, nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải và bảo vệ môi trường hàng hải.

Mạnh Tuân (TTXVN)
Châu Âu thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông theo UNCLOS 
Châu Âu thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông theo UNCLOS 

Theo chuyên gia luật pháp quốc tế Jonathan Odom, việc 3 nước Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc là bước đi rất quan trọng và tích cực, cho rằng tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN