Theo đó, mức cảnh báo được nâng lên mức 2 trong hệ thống cảnh báo gồm 5 mức, đồng nghĩa diễn biến mắc ma trong lòng đất nông hiện tại có thể “dẫn tới các đợt phun trào hơi nước, thậm chí sau đó có thể dẫn tới phun trào mắc ma nguy hiểm”.
Gần đây, viện trên đã theo dõi thấy hiện tượng đá rơi xuống từ miệng núi lửa ngày càng tăng, dấu hiệu gia tăng hoạt động địa chấn. Từ ngày 1/4, viện trên đã ghi nhận 318 đợt lở đá và 26 trận rung lắc núi lửa.
Viện trên khuyến cáo người dân ở tỉnh Albay nên cách xa vùng nguy hiểm bán kính 6km xung quanh núi lửa và đề phòng nguy cơ nổ, lở đá và lở đất. Viện cũng kêu gọi các cơ quan hàng không dân dụng khuyến cáo phi công tránh bay gần đỉnh núi Mayon vì khói bụi bất ngờ phun trào có thể gây nguy hiểm đối với chuyến bay.
Núi lửa Mayon hình nón độc đáo, là một điểm du lịch nổi tiếng. Đây là núi lửa đang hoạt động mạnh nhất ở Philippines, từng phun trào hơn 50 lần trong 400 năm qua.
Philippines nằm trên “Vành đai Lửa” Thái Bình Dương, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào.