Phát hiện thành phố Ba Tư cổ cách đây 2.500 năm tại Địa Trung Hải

Các nhà khảo cổ học Israel đã phát hiện ra dấu tích của một thành phố Ba Tư cổ có niên đại cách đây 2.500 năm.

Trong thông báo ngày 9/3, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho biết các tàn tích này nằm ở khu vực nay là thành phố Nahariya, miền Bắc Israel, bao gồm các khu dân cư với các tòa nhà, đường phố, khu thương mại, khu công nghiệp và các địa điểm thờ cúng. Trong số các vật dụng được tìm thấy có bát gốm, bình, vò và nhiều vật dụng khác đều là do người Phoenicia (những người đi biển cổ đại) mang đến từ những nơi xa xôi. Bất chấp những căng thẳng giữa Đế chế Ba Tư và Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đó, cư dân thành phố này vẫn thường duy trì quan hệ thương mại với Hy Lạp thông qua người Phoenicia - những người thống trị thương mại hàng hải ở Đông Địa Trung Hải. Các nhà nghiên cứu phát hiện hai bên còn trao đổi với nhau về kiến thức và công nghệ xây dựng.

Nghiên cứu cho thấy đây là một thành phố đa văn hóa, có sự kết hợp giữa cơ cấu tổ chức của đế chế Ba Tư với những kỹ thuật chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp cổ đại, điển hình như việc một cơ sở xử lý chất lỏng tại khu công nghiệp đã được xây bằng cách đúc bê tông. Đây là kỹ thuật vốn không phổ biến ở Ba Tư thời đó, nhưng lại chịu ảnh hưởng của Hy Lạp trong những giai đoạn sau này.

Linh Tô (TTXVN)
Phát hiện nhiều ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Old Kingdom tại Ai Cập
Phát hiện nhiều ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Old Kingdom tại Ai Cập

Các nhà khảo cổ của Ai Cập ngày 26/1 đã phát hiện một số ngôi mộ của tầng lớp quý tộc thuộc triều đại thứ năm và thứ sáu ở thời kỳ Cổ Vương quốc (Old Kingdom) tại khu nghĩa địa Saqqara, cách thủ đô Cairo khoảng 30 km về phía Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN