Phát hiện khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra một khu rừng được xem là cổ nhất thế giới. Phát hiện này đã được đăng trên tạp chí Current Biology ngày 19/12.

Trước đó, danh hiệu khu rừng hóa thạch cổ nhất thế giới đã được trao cho một địa điểm tại Gilboa, ở vùng Catskills, thuộc bang New York với niên đại lên tới 385 triệu năm.

Chú thích ảnh
Khu rừng cổ mới phát hiện nay là một mỏ đá cũ. Ảnh: PA

Khu rừng cổ mới phát hiện nay là một mỏ đá cũ, cách khu vực trên 40 km về phía Đông, gần thị trấn Cairo. Sau 10 năm phân tích các mẫu thử và tiến hành nghiên cứu, một nhóm gồm 11 nhà khoa học quốc tế đã kết luận rằng khu mỏ này từng là một khu rừng có tuổi đời nhiều hơn kỷ lục cũ từ 1-2 triệu năm và đa dạng về chủng loại thực vật hơn.

Tại Gilboa, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của một cây nguyên thủy loại "Eospermatopteris". Loại cây này giống cây cọ, nhưng có phần thân dưới dày, các nhánh xếp thành vòng ở trên đỉnh nhưng lại không có lá. Tuy nhiên, ở khu vực mới, họ đã tìm thấy các cây thuộc giống "Archaeopteris". Giống cây này có nhiều tính chất hiện đại hơn, khi có lá và hệ thống rễ tương tự như cây vân sam hoặc cây thông. Những loài cây này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách khu rừng đã tiến hóa sang kỷ nguyên hiện đại như thế nào, giai đoạn mà mức CO2 trong khí quyển thấp đi và nhiệt độ giảm.

Thông qua việc nghiên cứu quá trình làm mát, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa sự ấm lên của khí hậu và nạn phá rừng hiện nay.

Đặng Ánh (TTXVN)
Rừng cổ Hyrcanian của Iran trở thành Di sản thế giới 
Rừng cổ Hyrcanian của Iran trở thành Di sản thế giới 

Ngày 5/7, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu thông qua việc đưa rừng cổ Hyrcanian của Iran vào danh sách Di sản thế giới. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN