Nhật Bản sử dụng công nghệ hỗ trợ người lao động nước ngoài hậu COVID-19

Các doanh nghiệp tại Tokyo (Nhật Bản) sẽ thử nghiệm một ứng dụng điện thoại thông minh tạo điều kiện để người lao động nước ngoài có thể khiếu nại hoặc báo cáo về các vấn đề phát sinh.

Chú thích ảnh
Thực tập sinh tại một công trường ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Nikkei Asia

Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) ngày 10/9 đưa tin ứng dụng này sẽ thu nhận mọi vấn đề, từ thị thực cho đến điều kiện làm việc, thuế, nơi ở.

Dự án này do JP-Mirai- một nền tảng theo sát điều kiện làm việc của người lao động nhập cư tại Nhật Bản-khởi xướng. JP-Mirai được thành lập vào tháng 10/2020 dựa trên sáng kiến của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Liên minh toàn cầu về chuỗi cung ứng bền vững-tổ chức phi chính phủ bao gồm nhiều doanh nghiệp, liên minh lao động và nhóm dân sự.

Một ứng dụng tương tự đã tồn tại ở Nhật Bản nhưng chưa đủ quy mô để bao phủ được đông đảo 1,7 triệu lao động nước ngoài, đặc biệt là 400.000 người lao động phổ thông. Một cơ quan chính phủ giám sát những lao động nước ngoài là Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật lại chỉ dựa vào thư điện tử (email) và điện thoại để giữ liên lạc với người lao động. Nhiều doanh nghiệp trong khi đó muốn có một cơ chế để nhận dạng và phân loại các vấn đề nhanh chóng.

Từ năm tới, JP-Mirai sẽ thử nghiệm ứng dụng này và dự kiến được 20.000-30.000 người lao động nước ngoài sử dụng. Phó chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-ông Kenichi Shishido cho biết số lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong tương lai có thể tăng lên 3-4 triệu người.

Dự án này nhận được ủng hộ từ các công ty lớn. Một lãnh đạo phụ trách thực hành bền vững tại Ajinomoto –ông Yozo Nakao chia sẻ: “Nếu ứng dụng có thể giám sát môi trường làm việc của các công ty trong chuỗi cung ứng, thì việc kiểm toán trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chúng tôi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thách thức là đảm bảo quyền của người lao động được tôn trọng không chỉ ở công ty của bạn mà còn ở các nhà cung cấp mà bạn hợp tác, quy tắc dựa trên hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền”.

Lao động nước ngoài tại Nhật Bản vào cuối năm 2020 đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước đó do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kể từ tháng 2, việc nhập cảnh lao động phổ thông nước ngoài đã tạm ngưng nhưng dự kiến một khi dịch COVID-19 được kiểm soát và các biên giới mở cửa trở lại thì tình hình sẽ khác đi.

Một số thực tập sinh trong khi đó không thể trở về quê hương do các chuyến bay quốc tế đã bị hoãn.
Năm 2019, Nhật Bản đã tạo hạng mục thị thực mới cho người lao động phổ thông nước ngoài, tạo điều kiện để họ ở lại nước này thêm 5 năm sau 3 năm tham gia chương trình thực tập sinh. Vì dịch COVID-19, một số thực tập sinh không thể trở về quê hương bởi các chuyến bay quốc tế đã bị hoãn.

Hà Linh/Báo Tin tức
Nhật Bản phát hiện 18 ca nhiễm biến thể Eta
Nhật Bản phát hiện 18 ca nhiễm biến thể Eta

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa xác nhận 18 ca nhiễm biến thể Eta của virus SARS-CoV-2. Đây là những ca đầu tiên nhiễm biến thể Eta được ghi nhận ở nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN