Mức tăng này đã cao hơn mức dự báo trước đưa ra trước đó là 3,5% và ghi nhận đà tăng 14 tháng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số CPI của Nhật Bản gia tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng và xu hướng đồng yên yếu khiến giá cả các mặt hàng sinh hoạt liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua.
Chỉ số tiêu dùng tổng hợp bao gồm giá cả mặt hàng tươi sống của Nhật Bản trong tháng 10/2022 tăng 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 01/1991. Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp không tính giá năng lượng và mặt hàng tươi sống đạt 2,5%.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản đối với 552 mặt hàng, ghi nhận 406 mặt hàng tăng giá, nhiều hơn so với 385 mặt hàng tăng giá trong tháng 9/2022. Có 42 mặt hàng giữ nguyên giá và chỉ có 74 mặt hàng ghi nhận giá giảm.
Mặt hàng thực phẩm tăng 6,2% (không tính mặt hàng tươi sống mức tăng là 5,9%), trong đó nổi bật là dầu ăn (tăng 35,6%), bánh mì nhân đậu đỏ (tăng 13,5%), chocolate (10%).
Tỷ lệ tăng giá mặt hàng liên quan đến năng lượng là 15,2%, giảm nhẹ so với tháng 9/2022 (16,9%), trong đó, giá khí gas Tokyo tăng 26,8%, giá điện tăng 20,9%. Giá nhiên liệu được hưởng chính sách hỗ trợ giá, tăng 2,9%, giảm mạnh so với mức tăng 7% trong tháng 9/2022.