Nguy cơ mực nước biển dâng cao 1,3m vào năm 2100

Công trình nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Khí hậu Potsdam (Đức) cho thấy, ngay cả khi các nước có khả năng hạn chế tình trạng nóng lên, mực nước biển vẫn sẽ dâng lên khá cao. Trong kịch bản tồi tệ nhất, có thể lên đến 5,6m.

Chú thích ảnh
Băng trôi trên sông băng Collins ở Nam Cực. Nguồn: AFP/TTXVN.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Khí hậu Potsdam (PIK) công bố ngày 8/5 cho biết, mực nước biển có thể sẽ tăng nhanh hơn dự báo hiện tại. Nếu các nước đạt được cam kết trong Thỏa thuận Paris về giới hạn nhiệt độ tăng dưới 2 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp, mực nước trên các đại dương vẫn sẽ dâng cao khoảng 0,5m vào cuối thế kỉ này và khoảng 2m vào năm 2300. 

Nhưng nếu các nước thất bại và mức khí thải nhà kính tăng dẫn đến mức tăng 4,5 độ C, khi đó mực nước biển trên các đại dương sẽ tăng khoảng 0,6-3m vào năm 2100 và 1,7-5,6m vào năm 2300. Dự báo mức nước biển dâng của PIK cũng cao hơn các dự báo hiện thời của Ủy ban Liên chính phủ về Biển đổi Khí hậu (IPCC). 

Những dự đoán này được dựa trên một cuộc khảo sát đối với 106 nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về nước biển dâng, do các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) và một số chuyên gia tại PIK thực hiện. 

Hoài Thanh/Báo Tin tức (DW)
Cảnh báo tình trạng nước biển dâng ở nhiều nước châu Á
Cảnh báo tình trạng nước biển dâng ở nhiều nước châu Á

Ngày 27/2, giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo nhiều thành phố lớn của các nước châu Á như thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thủ đô Jakarta (Indonesia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thượng Hải (Trung Quốc), là những nơi có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN