Người nhập cư rơi vào thế khó khi muốn tham gia biểu tình ở Mỹ

Sau khi làn sóng biểu tình lan rộng đòi công lý cho người da màu trên khắp nước Mỹ biến thành bạo lực, những người nhập cư ủng hộ phong trào phải đứng trước lựa chọn: hoặc là tham gia biểu tình và đánh đổi bằng tư cách nhập cư hợp pháp, hai là ngồi yên và bảo toàn tương lai của mình.

Chú thích ảnh
Người nhập cư tham gia biểu tình tại Los Angeles ngày 8/6. Ảnh: CNN

Jennifer Scheurle, một người nhập cư Đức sống tại Bellevue bằng thị thực việc làm, cho biết cô luôn là người quan tâm tới chính trị. Đặc biệt, cô từng tham gia các cuộc biểu tình tại Berlin trước khi sang Mỹ. Phong trào “Black Lives Matter” (BLM) thúc đẩy cô, nhưng khi biểu tính hóa bạo lực, cô buộc phải cân nhắc tới tình trạng thị thực thực tế của mình.

“Tôi đã hỏi ý kiến gia đình và bạn bè rằng có đáng không khi biểu tình và ảnh hưởng tới thị thực. Chúng tôi kết luận điều đó sẽ gây bất lợi cho cuộc sống của tôi tại Mỹ”, Jennifer trả lời phỏng vấn kênh CNN.

Một công dân nước ngoài tại Mỹ được phép tham gia biểu tình hoặc tuần hành hòa bình. Hệ thống luật pháp Mỹ đảm bảo trong trường hợp những người đó bị bắt, họ sẽ được hiến pháp bảo vệ tương tự như công dân Mỹ. Tuy nhiên, đối với người nhập cư, bị bắt giữ có thể gây ra hậu quả lớn.

Nếu như người nhập cư bị bắt hoặc buộc tội, điều đó cũng có thể gây rắc rối, ngay cả khi tội danh sau này được thu hồi.

“Họ có thể bị yêu cầu khai về việc bị bắt giữ trong đơn xin thị thực hoặc một cuộc phỏng vấn lấy thẻ xanh ở Mỹ”, Parisa Karaahmet – một luật sư chuyên về các vấn đề nhập cư tại Fragomen – giải thích. Những người như cô Scheurle biết rất rõ các cuộc biểu tình hình hiện nay sẽ tác động ra sao tới tình trạng lưu trú của bản thân.

“Đây là một vấn đề nan giải mà người nhập cư đang phải đối mặt. Rất nhiều người nhập cư muốn tham gia biểu tình, nhưng rủi ro luôn luôn tồn tại. Điều quan trọng là biểu tình và giữ an toàn. Nhưng vẫn có những người không được bảo vệ do tình trạng lưu trú", Andrea Flores, Phó Giám đốc chính sách nhập cư của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ cho hay. 

Không phải tất cả người nhập cư đều chọn đứng ngoài cuộc. Prerna Gupta, một người nhập cư Ấn Độ đến Mỹ bằng thị thực làm việc, đã tham gia biểu tình tại Brooklyn. Anh nói: “Chẳng có gì sai khi tuần hành cùng mọi người. Chúng tôi không phạm luật”.

Trong khi đó, Divyansh Kaushik – một du học sinh đang học để lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Carnegie Mellon, cho biết anh không tham gia biểu tình vì lo sợ mối đe dọa từ dịch viêm đường hô hấp (COVID-19). Không chỉ vậy, đến Mỹ bằng thị thực sinh viên, tham gia biểu tình hoàn toàn không nằm trong suy nghĩ của anh.

“Nếu mọi chuyện trở nên bạo lực và có ai đó chĩa ngón tay đổ lỗi cho bạn, bạn sẽ làm gì? Không có sự bảo vệ về mặt pháp lý nào cả. Tôi có thể đánh mất tình trạng thị thực”, Kaushik chia sẻ.
Luật sư Karaahmet nói rằng công ty của cô nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này từ khách hàng.

“Họ muốn đóng góp tiếng nói. Nhưng họ lo ngại về tình trạng nhập cư của bản thân và muốn biết phạm vi tham gia đến đâu. Một công dân không phải là người Mỹ hoàn toàn có quyền tham gia, tuy nhiên, có những rủi ro đặc biệt mà họ cần tính đến trước khi đưa ra quyết định về các hoạt động mà họ muốn tham gia”.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Nghị sĩ Anh muốn phạt tù những kẻ phá tượng đài trong biểu tình
Nghị sĩ Anh muốn phạt tù những kẻ phá tượng đài trong biểu tình

Theo một kế hoạch đang được các nghị sĩ Anh xem xét, những người biểu tình phá hoại các tượng đài tưởng niệm chiến tranh có thể phải nhận mức phạt lên tới 10 năm tù.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN