Người di cư được hỗ trợ gì khi đến Mỹ?

Người dân di cư từ Syria và các vùng lãnh thổ có chiến tranh khi đặt chân đến Mỹ sẽ được coi là người tị nạn, vậy điều gì sẽ chờ đón họ ở ngôi nhà mới này?


Người di cư Syria tại biên giới Hungarian-Serbia. Ảnh: Reuters

Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã công bố quyết định giảm dần số người tị nạn được nhập cư vào nước này trong hai năm tới.

Hiện tại Mỹ đã chấp thuận cho phép 70.000 người tị nạn từ khắp nơi trên trên thế giới được nhập cảnh. Trong năm 2016, Mỹ sẽ nhận thêm 85.000 người và vào năm 2017 là 100.000 người.

Mặc dù hơn một nửa chính quyền tiểu bang Mỹ lên tiếng từ chối tiếp nhận người tị nạn Syria nhưng họ cũng chưa đủ thẩm quyền để ngăn người tị nạn được sử dụng các đặc quyền của họ.

Khi đặt chân đến lãnh thổ Mỹ, mỗi người tị nạn sẽ được trợ cấp một khoản trị giá 1.975 USD đồng thời được một trong 9 cơ quan giúp tái định cư người tị nạn do chính phủ liên bang chấp thuận giới thiệu nơi cư trú.

Tuy nhiên ít nhất 1.125 USD trong số tiền đó sẽ phải bỏ ra để trang trải cho nhà ở, bao gồm giường ngủ cho mỗi người, đồ nội thất cơ bản, dụng cụ nhà bếp, trang phục... Số tiền ít ỏi còn lại sẽ phải trả cho các trung tâm hỗ trợ.

Những gia đình tị nạn có thu nhập thấp và con nhỏ sẽ được nhận hỗ trợ đặc biệt từ chương trình phúc lợi và được nhận tiền trợ cấp trong 5 năm. Những người di cư không có con nhỏ và chưa đủ điều kiện cho chương trình hiện hành sẽ được nhận hỗ trợ tài chính trong vòng 8 tháng từ văn phòng bang chịu trách nhiệm cho việc tái định cư người tị nạn.

Những đối tượng đặc biệt còn lại như người cao tuổi, khiếm thị hoặc khuyết tật sẽ được chương trình An ninh Thu nhập Bổ sung hỗ trợ tài chính trong 9 năm.

Người di cư thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ y tế trong 7 năm và chính quyền mỗi bang của Mỹ sẽ quyết định ai thuộc nhóm này; trong khi đó những đối tượng khác được hỗ trợ y tế trong 8 tháng. Ngoài ra, những người tị nạn thu nhập thấp cũng sẽ được tham gia chương trình trợ cấp thực phẩm.

Tuy nhiên có một điểm khá khó khăn với người di cư là họ không được tìm việc làm ngay khi đặt chân đến Mỹ mà phải mất thời gian đăng ký với Sở an sinh xã hội. 

Hà Linh (Theo AP)
Nguy cơ an ninh làm trầm trọng thêm khủng hoảng người di cư
Nguy cơ an ninh làm trầm trọng thêm khủng hoảng người di cư

Nguy cơ an ninh sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris đêm 13/11 vừa qua đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người di cư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN