Nga: Ukraine cần đàm phán với tinh thần 'xây dựng hơn'

Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 21/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga ghi nhận thiện chí hòa giải của các quốc gia trong các cuộc đàm phán với Ukraine, song nhấn mạnh điều quan trọng không chỉ là chọn địa điểm tổ chức cuộc đàm phán mà còn cần thuyết phục để Ukraine có tinh thần hợp tác hơn.

Chú thích ảnh
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trước báo giới, ông Peskov đã bày tỏ hy vọng các nước có thể gây ảnh hưởng để Ukraine bước vào các cuộc đàm phán với tinh thần "hợp tác và mang tính xây dựng hơn". Ông cho rằng việc lựa chọn địa điểm cho cuộc đàm phán là vấn đề thứ yếu, song Nga vẫn cảm ơn tất cả các quốc gia bày tỏ thiện chí sẵn sàng hỗ trợ quá trình đàm phán này.

Cũng theo quan chức này, các cuộc hòa đàm giữa Moskva và Kiev vẫn chưa đạt được đột phá nào. Ông nhấn mạnh các cuộc đàm phán vẫn cần được tiến hành để tạo cơ sở cho việc tổ chức một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Bên cạnh đó, ông Peskov cũng đề cập đến việc Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc áp đặt lệnh cấm vận dầu thô từ Nga, cảnh báo châu Âu sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu thực hiện điều này. 

Trước đó, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết nước này sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine hoặc đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cũng đưa ra đề xuất tương tự.

Hôm 20/3, phát biểu trên truyền hình CNN, Tổng thống Zelensky khẳng định sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Nga, nhấn mạnh đối thoại là cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh. Theo ông, hai nhà lãnh đạo Ukraine và Nga là những người đóng vai trò quan trọng để đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tranh đã bước sang tuần thứ 4. Tổng thống Zelensky cũng để ngỏ sẽ đưa ra những "lằn ranh đỏ" về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có hai vùng đòi độc lập ở miền Đông.

Tổng thống Zelensky cũng đánh giá cao những nỗ lực của Israel làm trung gian hòa giải giữa Kiev và Moskva, đồng thời đề xuất đề xuất thành phố Jerusalem có thể là địa điểm thích hợp để tổ chức các cuộc hòa đàm giữa ông và Tổng thống Putin.

Phương Oanh (TTXVN)
‘Kế sách’ bình ổn giá lương thực của một số nước châu Á trước biến động Ukraine
‘Kế sách’ bình ổn giá lương thực của một số nước châu Á trước biến động Ukraine

Giá dầu thô và nhiều sản phẩm nông nghiệp gia tăng bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine dẫn đến lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Do đó, chính phủ nhiều nước châu Á đã áp dụng hàng loạt biện pháp đặc biệt nhằm giữ kiểm soát giá cả và nguồn cung thực phẩm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN