Từ sau khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng ruble đã suy yếu nhanh chóng. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ hành động ra sao trước tình trạng lao dốc của đồng nội tệ ?
Đồng ruble của Nga đã giảm 41% giá trị đối với đồng USD, so với thời điểm 1/1 khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, kéo theo giá dầu mỏ giảm mạnh.
Điều này có nghĩa là nếu bạn có 100USD tiền ruble hồi tháng 1, thì hiện giờ giá trị số tiền của bạn chỉ là 60USD.
Hôm 6/11, 46 ruble đổi được 1 USD, so với 40 đồng ruble đổi 1 USD hồi tháng 10.
Tỷ giá hối đoái đồng ruble so với USD đã tăng nhanh trong năm nay, có nghĩa là chủ sở hữu nội tệ Nga cần phải chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa nhập khẩu có giá bằng ngoại tệ . |
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã giáng một đòn mạnh vào khu vực tài chính của Nga, giới hạn khả năng của những ngân hàng lớn nhất nước này tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Các thành viên của một binh đoàn với vũ khí trên tay chờ lãnh đạo phe ly khai Alexander Zakharchenko trước cửa một nhà hát ở Donetsk, Đông Ukraine, ngày 4/11.
|
Một trong những hậu quả của các biện pháp trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga còn là giá dầu giảm mạnh. Giá dầu đã giảm 28% kể từ tháng 6, xuống dưới mức 82USD/thùng.
Giá dầu đã ở dưới mức ước tính của ngân hàng Citigroup đối với giá “hòa vốn” là 105USD – mức giá cần thiết để Nga cân bằng ngân sách, do 1 nửa doanh thu của Nga đến từ dầu mỏ và khí đốt.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga nhằm hạn chế các công ty dầu mỏ của nước này tiếp cận công nghệ và nguồn vốn nước ngoài.
|
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng Nga, khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng vùn vụt.
Đồng nội tệ yếu đồng nghĩa giá thực phẩm leo thang, và lạm phát tăng cao tới hơn 8%. Ở nhiều nước, các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát ở khoảng 2%, trong khi lạm phát của Mỹ hiện nay ở mức 1,7% và ở khu vực kinh tế Eurozone, tỷ lệ lạm phát là 0,4%.
Tỷ lệ lạm phát ở mức 8%, tăng từ 6,5% hồi đầu năm nay.
|
Giá các mặt hàng thịt đã tăng 18% trong năm ngoái, trong khi giá các sản phẩm sữa tăng 15%. |
Giá lương thực tăng cao, người dân trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ông Putin.
|
Để đối phó với tình trạng này, Ngân hàng Trung ương Nga đã liên tiếp tăng tỷ lệ lãi chính để hỗ trợ đồng tiền, bao gồm tăng 1,5% lãi suất tới 9,5% hiện nay.
Trên lý thuyết, tỷ lệ lãi cao có thể khuyến khích đồng tiền ở lại các tài khoản ngân hàng Nga hơn là bị đổi sang USD hay gửi đi nước ngoài.
Tỷ lệ lãi suất được tăng liên tiếp, bao gồm 1 lần tăng 1,5%, đã nâng tỷ lệ lãi chuẩn từ 5% hồi đầu năm tới 9,5% hiện nay. |
Hồi cuối tháng 10, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã chi hơn 10 tỷ USD để mua lại các đồng ruble từ các ngân hàng. Đóng vai trò là người mua cuối cùng có thể giữ một đồng tiền không bị mất giá, nhưng có thể rất tốn kém. Theo chuyên gia Timothy Ash của ngân hàng Standard, Ngân hàng Trung ương Nga đã tiêu tốn khoảng 93 tỷ USD trong nguồn ngoại tệ dự trữ 420 tỷ USD.
Cùng với tổn thất của thị trường vàng, Ngân hàng Trung ương đã mất 100 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối năm nay (khoảng 1/5 tổng giá trị).
"Ông Putin sẵn sàng chi 'khủng' để cứu đồng ruble" với dự trữ ngoại hối dồi dào, Timothy Ash thuộc ngân hàng Standard, nói.
|
Hồi tuần trước, Ngân hàng Trung ương thông báo sẽ giới hạn mua ngoại tệ tới 350 triệu USD/ngày, có thể làm chậm tốc độ tổn thất dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, quyết định này cũng có thể khiến cho đồng nội tệ Nga giảm giá trị.
Ngân hàng Trung ương Nga sẽ hành động ra sao trước tình trạng lao dốc của đồng nội tệ ?
|
Hạnh Nhân (Tổng hợp)