Nga tính phát động chiến tranh khí gas?

Tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga) vừa lên tiếng yêu cầu Ukraine chi trả các hợp đồng mua khí gas đã quá hạn, làm dấy lên mối lo ngại về “cuộc chiến khí gas”, gia tăng sức ép nhằm vào Ukraine trong nỗ lực xích lại với Liên minh châu Âu (EU).

Nga tăng cường sức ép

Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller cho biết, hạn chót để Ukraine trả tiền là ngày 1/10 vừa qua, đối với các đơn hàng đã được thực hiện trong tháng 8. Thế nhưng đến nay, Moskva vẫn chưa nhận được bất cứ khoản tiền nào. Ông Miller nói thêm: “Tình cảnh đối với các khoản nợ của Ukraine là rất nghiêm trọng. Nước này đã không trả đúng hạn”.

Trụ sở Tập đoàn Gazprom tại Moskva. Ảnh: Gazprom.ru


Cùng ngày, trong một phiên họp của chính phủ, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mô tả, việc trả tiền này là vấn đề quan trọng. Ông cũng cho rằng, Ukraine có thái độ lảng tránh, không nghiêm túc trong các cuộc đàm phán, có ý dây dưa thực hiện các hợp đồng đã thực hiện.

Trong khi đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Ukraine Naftogaz từ chối đưa ra lời bình luận từ phía Nga. Nhưng Thủ tướng Mykola Azarov cho biết chính quyền Kiev “đang xem xét vấn đề”.

Nguy cơ về cuộc chiến tranh khí gas

Các phát biểu từ phía Nga được đưa ra tại thời điểm chỉ một tháng nữa là Ukraine kí các hiệp định gia nhập thị trường với Liên minh châu Âu (EU), một bước đi lịch sử cho thấy quyết tâm của Kiev xích lại gần EU thay vì hướng đến Moskva. Nga và Ukraine đã từng 2 lần lâm vào cuộc chiến khí gas, liên quan đến giá, trong các năm 2006 và 2009. Đỉnh điểm là việc Moskva dừng cấp khí gas không chỉ cho Kiev mà cả các nước châu Âu, buộc EU phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

Tổng thống Vladimir Putin muốn Ukraine tham gia vào Liên minh thuế quan do Nga đứng đầu. Trên thực tế, Nga đã vận dụng cả biện pháp gây sức ép lên nước láng giềng thông qua việc siết chặt quy định hải quan và cấm nhập khẩu một số mặt hàng. Đầu năm nay, Nga từng ngỏ ý rằng sẽ giảm giá bán gas cho Ukraine nếu như Kiev tham gia vào Liên minh thuế quan gồm Nga, Kazakhstan và Belarus. Thế nhưng khi thấy Ukraine không thay đổi quan điểm, ông Medvedev tuyên bố, Nga có thể sẽ phải vận dụng cơ chế mua hàng trả tiền trước nếu như Ukraine luôn thanh toán chậm.

Đánh giá về động thái trên, ông Sergei Vakhrameyev, một nhà nghiên cứu và môi giới của quỹ Ankorinvest ở Moskva nhìn nhận: Tình cảnh của một vài năm trước đây với việc châu Âu bị ngừng cung cấp khí gas có thể sẽ lại xảy ra.

Được biết, Ukraine nhập khẩu hầu như toàn bộ nguồn gas từ Nga, với giá 400 USD/mét khối khí, cao hơn một chút so với giá bình quân đối với các khách hàng châu Âu. Tính phức tạp của cuộc chiến khí gas còn nằm ở chỗ, một nửa lượng gas Gazprom xuất khẩu sang châu Âu buộc phải đi qua Ukraine. Năm nay, tập đoàn này đặt mục tiêu tăng cường xuất khẩu sang thị trường châu Âu, từ mức 138 triệu năm ngoái lên 152 triệu mét khối khí.


HT(Reuters)

Cuộc chiến giành giật Ukraine chưa có hồi kết
Cuộc chiến giành giật Ukraine chưa có hồi kết

Ukraine có thể đi vay của các tổ chức tài chính quốc tế, của Nga hoặc một đối tác khác. Trong điều kiện như vậy, Tổng thống Putin có thể bất ngờ đưa ra những đề nghị đặc biệt có lợi mà Ukraine khó lòng từ chối.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN