Mỹ xác định mất khoảng 2 tuần mới có dữ liệu cuối cùng về biến thể Omicron

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ ngày 28/11 đã thông báo với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng sẽ phải mất khoảng 2 tuần mới có được dữ liệu cuối cùng về biến thể Omicron, vốn là nguyên nhân khiến nhiều nước trên thế giới ban bố các biện pháp hạn chế đi lại mới và làm rung chuyển các thị trường tài chính. 

Chú thích ảnh
Hình ảnh do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy hình ảnh dưới kính hiển vi một tế bào (màu xanh) của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 (màu vàng). Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Biden, vừa trở về Wasington sau kỳ nghỉ lễ Tạ ơn vào cuối tuần qua, đã trực tiếp nghe báo cáo tình hình dịch bệnh từ nhóm ứng phó với đại dịch COVID-19 của chính phủ trong bối cảnh giới chức nước này dự báo biến thể Omicron sẽ xuất hiện ở Mỹ bất chấp lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Nam Phi mà nước này sắp ban bố. 

Tại cuộc họp, Tiến sĩ Fauci đã bày tỏ tin tưởng rằng các vaccine ngừa COVID-19 hiện này có thể tạo ra "sự bảo vệ có mức độ trước các ca mắc COVID-19 thể nặng nghiêm trọng". Các quan chức y tế đã nhắc lại khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân Mỹ. 

Theo Tiến sĩ Fauci và các quan chức cấp cao khác, hiện vẫn chưa rõ liệu các vaccine  hay phương pháp điều trị bệnh COVID-19 mà nước này đang sử dụng hiện nay có tác động tới biến thể mới này hay không. Ông kêu gọi người dân Mỹ tiếp tục tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tiêm mũi tăng cường trong khi chờ đánh giá của các chuyên gia y tế về biến thể Omicron. 

Biến thể Omicron, phát hiện ở Nam Phi ngày 26/11 vừa qua, hiện đã được ghi nhận ở Australia, Bỉ, Botswana, Anh, Đan Mạch, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Italy, Hà Lan, Pháp, Nam Phi, Canada... Nếu biến thể này xuất hiện ở Mỹ, nơi 30% dân số chưa tiêm mũi vaccine nào, có nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế nước này gần 2 năm sau khi dịch COVID-19 bùng phát và gây áp lực hơn nữa cho hệ thống y tế vốn đang chật vật đối phó với biến thể Delta. Hiện một số hệ thống y tế và các bang của Mỹ trong đó có New York, đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do số ca mắc gia tăng trong mùa Đông.

Trong động thái liên quan, theo kế hoạch, bắt đầu vào lúc 12h01 (giờ Việt Nam) ngày 29/11, Mỹ sẽ áp đặt cấm nhập cảnh đối với phần lớn các du khách đến Nam Phi và 7 quốc gia khác ở miền Nam châu Phi trong vòng 14 ngày qua, đồng thời cảnh báo công dân Mỹ không nên đến những nước trên. 

Tuy nhiên, các công dân Mỹ và thường trú nhân ở Mỹ vẫn có thể nhập cảnh vào nước này. Mỹ không ban hành các quy định về truy vết hay các biện pháp kiểm dịch đối với các hành khách này. Kể từ khi phát hiện biến thể Omicron, hãng hàng không Delta Air Lines và United Airlines vẫn tiếp tục hoạt động vận chuyển hành khách từ Nam Phi tới Mỹ. 

Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 799.414 ca tử vong trong số hơn 49 triệu ca mắc.

Minh Châu  (TTXVN)
Nhật Bản nâng cảnh báo về biến thể Omicron lên mức cao nhất 
Nhật Bản nâng cảnh báo về biến thể Omicron lên mức cao nhất 

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 28/11, Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) đã nâng mức độ cảnh báo đối với Omicron – biến thể mới của virus SARS-CoV-2 – lên mức cao nhất. NIID đã xếp Omicron vào danh sách các “biến thể gây quan ngại” cùng với biến thể Delta. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN