Mỹ tìm hướng cải thiện quan hệ với Iran

Trong một bước đi được đánh giá là cải thiện quan hệ với Iran, ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ cho phép các tổ chức tư nhân hỗ trợ chương trình nhân đạo ở Iran và các tổ chức thể thao tiến hành các hoạt động trao đổi - giao lưu với nước này.

Tuyên bố của bộ trên cho biết giấy phép được cấp cho hai lĩnh vực này sẽ giúp khuyến khích các hoạt động nhân đạo và giao lưu giữa người dân Iran và Mỹ. Với giấy phép thứ nhất, các tổ chức phi chính phủ được phép hỗ trợ và cung cấp tài chính cho các hoạt động nhân đạo, bao gồm các dịch vụ y tế, giảm nhẹ hậu quả thiên tai, bảo tồn động vật hoang dã,... Theo đó, mỗi tổ chức được quyền tài trợ tối đa 500.000 USD/năm cho Iran, song phải báo cáo chi tiết với Bộ Tài chính Mỹ.

Kỹ thuật viên Iran làm việc tại cơ sở nghiên cứu hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran 420km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN


Giấy phép thứ hai cho phép xúc tiến các hoạt động trao đổi - giao lưu trong lĩnh vực thể thao cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, trong đó có các cuộc thi đấu biểu diễn và sự kiện thể thao, tài trợ cho các vận động viên cũng như công tác huấn luyện, trọng tài và tập huấn.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh không cho phép các công ty hay tổ chức của Iran bị Mỹ liệt vào "danh sách đen", phải chịu các biện pháp trừng phạt của Washington, tham gia vào hai lĩnh vực hoạt động nói trên.

* Tehran cảnh báo về thời hạn đàm phán hạt nhân

Liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cùng ngày, tân Tổng thống nước này, ông Hassan Rowhani đã cảnh báo các cường quốc thế giới rằng thời gian để giải quyết cuộc đối đầu với Tehran không phải là vô hạn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được phát trực tiếp trên Đài Truyền hình quốc gia, Tổng thống Rowhani nhấn mạnh thế giới cần tận dụng khoảng thời gian này cũng như cơ hội mà Iran đã tạo ra khi bầu ông làm tổng thống. Phát biểu với các giáo sĩ, Tổng thống Rowhani tuyên bố Tehran "sẽ không từ bỏ bất cứ" quyền hạt nhân nào của mình và nhấn mạnh phương Tây không thể có được kết quả nào thông qua đe dọa và gây áp lực.

Những bình luận trên của ông Rowhani được đưa ra trước thềm cuộc gặp tại New York (Mỹ) vào cuối tháng này giữa Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh - đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton trong một nỗ lực nhằm tái khởi động các vòng đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Ngay sau khi được bầu làm Tổng thống Iran vào tháng 6 vừa qua, ông Rowhani đã bày tỏ mong muốn có các cuộc đàm phàn "nghiêm túc" với các cường quốc trên thế giới nhằm giải tỏa mối nghi ngờ của phương Tây cho rằng Iran phát triển vũ khí hạt nhân dưới lớp vỏ chương trình hạt nhân dân sự. Vòng đàm phán gần đây nhất giữa Iran và nhóm các cường quốc P5+1 gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức đã kết thúc hồi tháng 4 vừa qua trong bế tắc.


TTXVN/Tin tức
Cố vấn S. Rice: Mỹ cần tấn công Syria để răn đe Iran, Triều Tiên
Cố vấn S. Rice: Mỹ cần tấn công Syria để răn đe Iran, Triều Tiên

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice cho biết Washington cần tấn công Syria để phát đi thông điệp tới Iran về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN