Tổng thống Biden cho biết: "Gói viện trợ bao gồm tên lửa phòng không để bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine; vũ khí chống thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa chống tăng cùng nhiều đạn dược và các hệ thống tên lửa di động".
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gói việc trợ này bao gồm các mặt hàng được lấy từ kho dự trữ quốc gia. Mỹ đã cam kết hơn 55 tỷ USD viện trợ vũ khí, đạn dược và các khoản viện trợ an ninh khác cho Ukraine kể từ khi bùng phát xung đột tháng 2/2022.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Rustem Umerov thông báo trong năm nay, viện trợ quân sự của Latvia dành cho nước này sẽ lên tới khoảng 112 triệu euro (hơn 125 triệu USD). Latvia sẽ cung cấp cho Ukraine hàng nghìn UAV, song không nêu rõ khung thời gian.
Trong thông báo ngày 23/8, Na Uy đã đồng ý để Ukraine sản xuất đạn pháo do Oslo phát triển. Công ty vật liệu quốc phòng Nammo tại Na Uy đã ký một thỏa thuận cho phép một tập đoàn quốc phòng thành lập cơ sở tại Ukraine để sản xuất loại đạn pháo 155mm do các kỹ sư của Na Uy chế tạo.