Mỹ không trả tiền chuộc cho IS

Nhà Trắng ngày 22/8 tuyên bố trả tiền chuộc để giải thoát con tin "không phải là chính sách đúng đắn", 3 ngày sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) công bố đoạn video chiếu cảnh hành quyết nhà báo Mỹ James Foley.

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes nêu rõ: "Chúng tôi sẽ không trả tiền cho các tổ chức khủng bố". Ông Rhodes cũng gọi vụ hành quyền nhà báo Foley là "một vụ tấn công khủng bố" nhằm vào nước Mỹ.

Quan chức Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẵn sàng có thêm hành động nhằm vào các chiến binh của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và sẽ không bị giới hạn bởi biên giới Iraq-Syria. Mỹ sẵn sàng có hành động để bảo vệ các công dân Mỹ. Theo ông Rhodes, hiện nhóm IS nguy hiểm hơn so với 6 tháng trước. Ông tuyên bố Mỹ đã làm mọi việc có thể để giải cứu các con tin Mỹ bị IS bắt cóc và sẽ tiếp tục nỗ lực.

Các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào IS hiện vẫn giới hạn trong lãnh thổ Iraq, song giới chức Mỹ đã khẳng định họ đang cân nhắc đưa cuộc chiến chống lại nhóm này sang Syria, nơi đặt trụ sở của IS.

Phiến quân IS tại Syria. Ảnh: Reuters


Trong diễn biến liên quan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã cực lực lên án vụ sát hại "tàn ác và hèn hạ" nhà báo James Foley của nhóm phiến quân IS, đồng thời kêu gọi ngay lập tức thả tất cả các con tin.

Trong một tuyên bố, HĐBA cho rằng vụ việc "cho thấy sự tàn bạo của ISIL" (Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant - tên cũ của IS). Tuyên bố nêu rõ: "Các thành viên HĐBA nhấn mạnh rằng cần phải đánh bại ISIL và phải loại bỏ sự bạo lực và thù hận mà nhóm này theo đuổi". Theo HĐBA, những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ sát hại nhà báo Foley cần phải bị xét xử và tất cả các nước cần hợp tác với Mỹ để đạt được mục tiêu này.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã chỉ trích mạnh mẽ vụ hành quyết trên, mô tả đây là "một tội các ghê tởm nhấn mạnh chiến dịch khủng bố mà ISIL tiếp tục phát động nhằm vào nhân dân Iraq và Syria".

Anh không hợp tác với Syria để chống IS

Chiều 22/8, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định rằng nước này sẽ không hợp tác với chính quyền Syria do Tổng thống Bashar al-Assad lãnh đạo trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ông Hammond đã thẳng thừng bác bỏ một số đề xuất trước đó rằng Anh nên tính tới khả năng hợp tác với Syria nhằm đối phó với mối đe dọa IS. Theo ông, lựa chọn này là không thực tế và hiệu quả, vì vậy không thu hút sự quan tâm của chính phủ Anh. Ông
Hammond nêu rõ: "Mặc dù cả Anh và Syria đều có chung kẻ thù là IS, nhưng điều đó không giúp chúng tôi trở thành bạn bè hay đồng minh".

Cựu Ngoại trưởng Malcolm Rifkind thuộc Đảng Bảo thủ cầm quyền từng khuyến cáo Phương Tây cần phải thực dụng trong cuộc chiến chống phiến quân IS. Theo ông Rifkind, mặc dù 1 năm trước đây, cả Mỹ và Anh đã chuẩn bị không kích chống lại chính quyền Syria, nhưng trong bối cảnh tình hình hiện nay, họ vẫn nên hợp tác với ông al-Assad ở góc độ nào đó để đảm bảo một chiến thắng chắc chắn trước phiến quân IS. Cựu Cố vấn Quốc phòng của Đảng Bảo thủ Richard Dannatt cũng có ý kiến tương tự với ông Rifkind.


T.N (theo Reuters)
Syria, Iraq đẩy mạnh tấn công IS
Syria, Iraq đẩy mạnh tấn công IS

Quân đội Syria đã phục kích và tiêu diệt 140 tay súng thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở tỉnh Raqqa, miền bắc nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN