Mỹ có thể mất trắng thương vụ 6 tỷ USD vì sự cố UAV bị Iran bắn hạ

Hồi tháng 6, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố họ đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) do thám của Mỹ với cáo buộc máy bay này xâm phạm không phận Iran.

Chú thích ảnh
Máy bay không người lái trinh sát Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk. Ảnh: CCO

Phản ứng trước những lời cáo buộc của Tehran, Washington khăng khăng chiếc UAV đó bị IRGC bắn rơi khi đang hoạt động trên không phận quốc tế.

Báo Hindustan Times dẫn nguồn quân sự giấu tên Ấn Độ đưa tin lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đang cân nhắc việc mua 30 chiếc UAV do Mỹ sản xuất với tổng trị giá lên tới 6 tỷ USD sau vụ việc Iran bắn hạ máy bay trinh sát Global Hawk của Mỹ tại vịnh Ba Tư tháng trước.

Nguồn tin cho hay IAF đặc biệt tỏ ý quan ngại về tính hiệu quả và khả năng sống sót của máy bay không người lái Mỹ khi làm nhiệm vụ tại vùng không phận phức tạp dọc biên giới Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc – hiện được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM).

Tuy nhiên, nguồn tin trên cũng chỉ ra "Pakistan mặc dù là quốc gia duy nhất có khả năng phản đòn nhưng họ sẽ cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định bắn hạ một máy bay không người lái Mỹ bằng hệ thống SAM hoặc tên lửa không đối không”.

Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng Ấn Độ và Pakistan luôn trong tình trạng sục sôi liên quan đến xung đột chưa được giải quyết tại khu vực tranh chấp Kashmir từ năm 1947. Căng thẳng này trở nên trầm trọng hơn bởi một vụ đánh bom liều chết được cho là do tổ chức khủng bố Jaish-e Mohammad có trụ sở tại Pakistan chủ mưu nhắm vào một đoàn xe quân sự Ấn Độ ở Pulwama vào ngày 14/2.

New Delhi cáo buộc Islamabad cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho bọn khủng bố và đã trả đũa bằng một cuộc không kích nhằm vào doanh trại huấn luyện của Jaish-e Mohammad tại Balakot. Sự việc cũng kéo theo một trận đối đầu trực diện trên không giữa chiến đấu cơ hai nước sau đó.

Bên cạnh nghi ngờ về mức độ hiệu quả của UAV Mỹ sản xuất, Không quân Ấn Độ cũng coi chi phí mua máy bay Mỹ như một yếu tố cần xem xét trong thương vụ, trong bối cảnh quốc gia này cũng đang có kế hoạch mua chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất.

“Điều này có nghĩa là một máy bay không người lái được trang bị vũ khí đầy đủ còn đắt hơn máy bay chiến đấu đa năng Rafael trang bị mọi loại vũ khí và tên lửa. Trong trường hợp này, IAF sẽ ưu tiên mua thêm máy bay chiến đấu đa năng bằng tên lửa không đối không tầm xa”, nguồn tin tiết lộ.

Vào ngày 20/6, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố đã bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk của Mỹ bay qua tỉnh Hormuzgan của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.

Về phần mình, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết chiếc máy bay lúc đo bị bắn trúng khi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế ở Eo biển Hormuz. Vụ việc đã khiến mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Tehran và Washington trầm trọng thêm.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Hé lộ thứ vũ khí chiến tranh điện tử Mỹ dùng để bắn máy bay Iran
Hé lộ thứ vũ khí chiến tranh điện tử Mỹ dùng để bắn máy bay Iran

Hệ thống chiến tranh điện tử phòng không trên biển mới này được cho là thứ vũ khí mà tàu chiến Mỹ sử dụng để làm vô hiệu hóa và bắn rơi một máy bay không người lái Iran ở Vịnh Ba Tư hôm 18/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN