Theo chỉ huy lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Hải quân Indonesia, nguyên nhân khiến người thợ lặn trên thiệt mạng do sức ép của nước.
Cùng ngày, người đứng đầu lực lượng tìm kiếm, cứu hộ Indonesia, ông Muhammad Syaugi, cho biết các thợ lặn đã thông báo phát hiện thân và động cơ máy bay Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu JT 610 của hãng hàng không Lion Air ở đáy biển, trong khi hệ thống định vị thu được tín hiệu có khả năng phát ra từ bộ thu âm buồng lái.
Phát biểu với báo giới ở thủ đô Jakarta, ông Syaugi nêu rõ ông đã nhận được thông tin từ một số thợ lặn về việc họ nhìn thấy thân máy bay. Hệ thống định vị đã thu được một tín hiệu "ping" nhỏ có thể từ hộp đen máy bay. Ngay từ sáng 3/11, các thợ lặn và thiết bị điều khiển từ xa đã được huy động để tìm kiếm khu vực này.
Trước đó, sáng 29/10, máy bay Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu JT 610, chở 189 người trên chuyến bay nội địa từ thủ đô Jakarta đếng Pangkal Pinang đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu chỉ 13 phút sau khi cất cánh. Các dữ liệu cho thấy máy bay đã lao xuống biển từ độ cao hơn 1.000m, với vận tốc 640km/h. Dù chiếc máy bay nằm ở độ sâu khoảng 30 m, song các dòng hải lưu mạnh đang cản trở việc tìm kiếm máy bay.
Cho đến nay, lực lượng tìm kiếm, cứu hộ đã thu được 2 động cơ, bộ phận hạ cánh, hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay cùng 73 túi đựng thi thể, song rất ít thi thể còn nguyên vẹn và mới chỉ có 4 nạn nhân được nhận dạng.
Theo báo cáo của Lion Air, chiếc máy bay Boeing MAX 8 gặp nạn nói trên bắt đầu được đưa vào sử dụng hồi tháng 8/2018. Trong chuyến bay trước đó vào ngày 28/10, máy bay này đã gặp sự cố với hệ thống cảm biến được dùng để tính toán tốc độ và độ cao của máy bay. Giám đốc điều hành Lion Air Edward Sirait đã nhận được báo cáo về các vấn đề kỹ thuật của chiếc máy bay này, song cho biết công tác bảo trì đã được tiến hành theo đúng trình tự. Đại diện Lion Air ra tuyên bố bảo đảm máy bay đủ điều kiện an toàn khi thực hiện chuyến bay vào sáng 29/10, trong khi cơ trưởng và cơ phó điều khiển máy bay đều có kinh nghiệm trên 11.000 giờ bay.