Lớp học trên xe buýt cho trẻ em nghèo thời phong tỏa ở Ấn Độ

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, 4 chiếc xe buýt đều đặn đến các khu ổ chuột ở thủ đô New Delhi để trao cho con em của người lao động nghèo cơ hội học tập mà chúng khó tìm thấy ở đâu khác. 

Chú thích ảnh
Gauri, 8 tuổi, cười tươi trong một buổi học trên xe buýt ngỳ 9/8. Ảnh: Reuters

Mỗi chiếc xe sẽ đến hai điểm mỗi ngày, dựng lên một lớp học ngay trên xe nhằm giảng dạy cho khoảng 50 trẻ em cùng lúc những bài học cơ bản về toán học, bộ phận cơ thể, tiếng Anh và tiếng Hindi. Độ tuổi của những em học sinh này từ 3 – 13 tuổi. Một số bài học vận động sẽ được tổ chức bên ngoài xe.

Bốn chiếc “xe buýt hy vọng” của nhóm phi lợi nhuận TejasAsia là một trong số những sáng kiến ở Ấn Độ nhằm lấp đầy khoảng cách về giáo dục do đại dịch COVID-19 gây ra. Một sáng kiến khác lại sử dụng hình thức giảng bài bằng loa cho trẻ em ở vùng nông thôn.

Điều phối viên dự án Ebna Edwin cho biết TejasAsia đã vận hành các lớp học di động được vài năm nay, song chúng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết kể từ khi đại dịch xảy ra.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trường học trên khắp cả nước Ấn Độ đã đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến trong bối cảnh các thành phố liên tục phải phong tỏa để hạn chế sự lây lan của COVID-19.

Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đến gần 247 triệu trẻ em ở 1,5 triệu ngôi trường. 
Đối với trẻ em ở các khu ổ chuột vốn thường xuyên đi học trước đại dịch, gia đình của chúng thường quá nghèo để mua điện thoại hoặc các thiết bị cần thiết cho việc học trực tuyến.

Với nhiều em, hai giờ học trên xe buýt chính là khoảng thời gian chúng được tạm nghỉ khỏi những công việc lao động chân tay hay đi nhặt rác cùng gia đình. 

Bản báo cáo tình trạng giáo dục hàng năm mới nhất của Ấn Độ cho thấy tỷ lệ học sinh bỏ học trên toàn quốc đã tăng từ 4% lên 5,5% trong năm ngoái.

Ông Marlo Philip, người sáng lập TejasAsia, cho hay: “Rất khó để bọn trẻ hiểu được giá trị của giáo dục, vì vậy chúng tôi phải làm việc với các gia đình trước tiên. Phải mất khoảng sáu tháng để thiết lập chương trình của chúng tôi ở một địa điểm”.

Tổ chức này muốn mở rộng phạm vi hoạt động thêm 10 địa điểm ở các bang khác nhau song phải tạm dừng kế hoạch này vì quỹ và nguồn lực bị chuyển hướng trong thời gian xảy ra đại dịch.

Các chuyến “xe buýt hy vọng” đang trao cơ hội tiếp cận kiến thức cho khoảng 400 trẻ em trên khắp Delhi và vùng khu vực lân cận.

Mumtaz Begum, sống trong một khu phố lụp xụp ở phía Bắc Delhi, cho biết hai con gái của cô đã tiến bộ hơn rất nhiều sau khi đi học trên xe buýt. Cô chia sẻ: “Chúng tôi muốn con mình được học hành và lớn lên”.

Cô bé Azmira, 10 tuổi, đã học trên những lớp học di động được 4 năm nay. Em nói qua tấm khẩu trang rằng: “Chúng em đều thích đến lớp học. Thày cô giáo đều rất tốt bụng”. 

Xuân Chi/Báo Tin tức
Công ty gây tranh cãi vì yêu cầu lắp camera giám sát nhân viên tại nhà
Công ty gây tranh cãi vì yêu cầu lắp camera giám sát nhân viên tại nhà

Teleperformance, một trong những công ty hỗ trợ cuộc gọi lớn nhất thế giới, gần đây đã gây xôn xao khi yêu cầu lắp đặt camera giám sát tại nhà riêng của nhân viên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN