Lời thừa nhận muộn màng của cựu Ngoại trưởng Mỹ về mục đích tấn công Iraq

Mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong việc đổ bộ vào Iraq năm 2003 không phải là đem đến nền dân chủ cho nước này, mà là muốn loại bỏ thách thức an ninh lúc bấy giờ, trong khi ông Saddam Hussein được coi là “mối đe dọa của khu vực”.

Bà Codoleezza Rice - Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của nước Mỹ dưới thời Tổng Thống George W. Bush.

Thông tin trên được bà Codoleezza Rice - Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng Thống Geogre W. Bush đưa ra trong buổi họp tại Viện Brookings hôm 11/5 vừa qua.

Theo Đài phát thanh Sputnik, bà Rice khẳng định: “Chúng tôi không tới Iraq để đem đến nền dân chủ cho nước này”, và nhấn mạnh nguyên nhân Mỹ tham chiến quốc gia Trung Đông này là do muốn loại bỏ thách thức an ninh lúc bấy giờ. Ông Saddam Hussein được coi là “mối đe dọa của khu vực”.

Bà Rice tiếp tục: “Chúng tôi tới Iraq để lật đổ Saddam Hussein, người mà chúng tôi nghĩ rằng đang sản xuất các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, và người mà chúng tôi biết sẽ là mối đe dọa khu vực. Đó là một vấn đề an ninh”.

Không chỉ có vậy, việc đem nền dân chủ tới Afghanistan bằng cách tiêu diệt phiến quân Taliban cũng không phải là mục tiêu của Mỹ.

Bà Rice tiết lộ: “Chúng tôi lật đổ Taliban vì bọn chúng chứa chấp khủng bố Al-Qaeda ở một nơi ẩn náu an toàn sau thảm kịch 11/9”.

Trong buổi họp bà Rice giải thích: “Sau khi chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, quyết định liệu tìm cách ủng hộ một Iraq thời kỳ hậu Saddam hay một Afghanistan hậu Taliban trở nên dân chủ hay không là một việc làm riêng rẽ. Và chúng tôi thực sự tranh luận liệu rằng có phải làm việc đó. Song chúng tôi cảm thấy, đặc biệt tại Trung Đông, chúng tôi đã hỗ trợ đủ cho chính quyền vì họ rất ổn định, và rồi đứng nhìn bọn họ cuối cùng lại không ổn định…”

Bà Codoleezza Rice phủ nhận việc Mỹ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để thiết lập nền dân chủ tại Iraq trong năm 2003 và Afghanistan năm 2001.

Đây không phải là lần đầu bà Rice tiết lộ ưu tiên hàng đầu của Washington về cuộc chiến tại Iraq là muốn lật đổ Saddam – người được cho là “căn bệnh ung thư của Trung Đông”.

Năm 2003, cựu Tổng thống Bush đã ra lệnh lên kế hoạch xâm chiếm Iraq, vì cho rằng ông Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và đang câu kết với nhóm khủng bố tấn công nước Mỹ vào tháng 9/2001.

Tuy nhiên, cả hai tuyên bố trên đều không phải sự thực. Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây của cựu sĩ quan Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Nixon – người đã từng thẩm vấn ông Hussein vào năm 2003, tác giả cho rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ không thể nào xuất hiện dưới thời của ông Hussein: “Những nhóm như IS sẽ không thể nào thành công dưới chế độ của ông Hussein”.

Ông nhấn mạnh: “Ông Saddam cảm nhận được các tổ chức cực đoan IS là mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của mình” và đã làm mọi thứ tốt nhất để tiêu diệt tận gốc các mối đe dọa đó.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Nước Mỹ và nỗi ám ảnh cuộc chiến Iraq
Nước Mỹ và nỗi ám ảnh cuộc chiến Iraq

Cách đây 10 năm, ngày 20/3/2003, Mỹ dẫn đầu “liên minh ý chí” cùng với Anh phát động cuộc chiến xâm lược Irắc... Mười năm trôi qua, Iraq vẫn chìm trong bất ổn chính trị. Nỗi ám ảnh cuộc chiến vẫn hiển hiện bởi lý do “chống sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt” này rốt cùng là một sai lầm...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN