Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu 'hạ nhiệt'

Nền kinh tế Trung Quốc đang có thêm các dấu hiệu “hạ nhiệt” giữa bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp đặt các mức thuế thương mại thậm chí siết chặt hơn đối với hàng hóa Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ống thép ở Sơn Đông, Trung Quốc ngày 31/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Đầu tư trong các tháng 1-7/2018 tại nền kinh tế châu Á này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong lúc doanh số bán lẻ chững lại.

Hoạt động đầu tư vào các tài sản cố định của Trung Quốc đã chậm lại nhiều hơn dự đoán xuống còn 5,5% trong các tháng 1-7/2018, phản ánh nhu cầu nội địa yếu đi và niềm tin kinh doanh sụt giảm. Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã làm gia tăng sức ép trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực khắc chế vấn đề nợ công và ô nhiễm môi trường. Kết quả trên là thấp yếu nhất kể từ đầu năm 1996, theo dữ liệu của Reuters Eikon. Đầu tư trước đó được dự đoán tăng 6% trong giai đoạn từ tháng 1-7/2018, và không thay đổi so với giai đoạn sáu tháng đầu năm.

Trung Quốc vừa qua không đạt mục tiêu về doanh số bán lẻ, với doanh số bán lẻ trong tháng 7/2018 chỉ tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn mức tăng dự đoán 9,1% và giảm so với mức 9% trong tháng 6/2018. Hiện người tiêu dùng Trung Quốc tỏ ra miễn cưỡng hơn trong chi tiêu mọi mặt hàng, từ mỹ phẩm và các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày khác, đến các sản phẩm đắt tiền hơn như đồ gia dụng và nội thất.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này đã không tăng mạnh như dự kiến, với mức tăng chỉ đạt 6% trong tháng 7/2018, thấp hơn dự đoán (6,3%) của các nhà phân tích và bằng với con số tăng 6% trong tháng 6/2018.

Một số điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế Trung Quốc trong các tháng 1-7/2018 là đầu tư trong khu vực tư nhân vào các tài sản cố định tăng 8,8%, cao hơn mức 8,4% trong sáu tháng đầu năm nay. Đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% tổng đầu tư tại Trung Quốc.
 

K.Dung (TTXVN)
Mặt hàng thịt của Mỹ mất dần chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc
Mặt hàng thịt của Mỹ mất dần chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc

Một mục tiêu chủ chốt trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump là gây sức ép buộc Bắc Kinh mua hàng Mỹ, nhưng với mặt hàng thịt mà hàng năm Trung Quốc nhập khẩu hàng triệu USD từ Mỹ thì Bắc Kinh đơn giản có thể tìm nguồn cung từ những nơi khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN