Kịch bản tồi tệ nhất với 44 thủy thủ trong tàu ngầm Argentina mất tích

Đồng hồ tử thần đang đếm ngược dần đối với 44 thủy thủ trong chiếc tàu ngầm Argentina mất tích từ hôm 15/11. Các nỗ lực tìm kiếm định vị chiếc tàu ARA San Juan đang được đẩy mạnh tích cực để phát hiện dấu vết của con tàu.

Tàu ngầm ARA San Juan. Ảnh: AP

Gabriel Galeazzi – người phát ngôn thành phố Mar Del Plata cho biết: “Chúng tôi đang tăng cường gấp 3 lần nỗ lực tìm kiếm, cả trên mặt đất lẫn dưới nước, với 10 chiếc máy bay”.

Tàu và máy bay của ít nhất 7 quốc gia xung quanh cũng tham gia hỗ trợ tìm kiếm tại khu vực phía nam Đại Tây Dương – nơi tín hiệu cuối cùng mà con tàu phát ra.

Vì San Juan là tàu ngầm chạy bằng diesel nên điều kiện để sinh tồn trong đó có giới hạn. Trong “kịch bản xấu nhất”, chiếc tàu mất tích sẽ hết lượng oxy trong hai ngày tới.

Enrique Balbi – phát ngôn viên của hải quân Argentina – giải thích ngày 20/11: “Trong các trường hợp bình thường, tàu sẽ được cung cấp nhiên liệu, nước, dầu và khí oxy để hoạt động trong 90 ngày mà không cần trợ giúp bên ngoài. Nếu như muốn ‘đổi khí’ hoặc sạc pin chạy, tàu có thể nâng ‘ống thở’ hoặc ngoi lên mặt nước. Nếu tàu ngầm trôi trên mặt nước và để cửa hầm mở, tàu sẽ có nguồn cung cấp dưỡng khí và thực phẩm trong 30 ngày. Tuy nhiên, nếu như tàu bị chìm hoàn toàn dưới đáy, không thể nâng “ống thở” thì thủy thủ đoàn chỉ có 7 ngày sống sót. Chiếc tàu được nhìn thấy lần cuối cùng nổi lên vào thứ Tư tuần trước, tức là đã qua 6 ngày”.   

Theo Balbi đánh giá, giai đoạn tìm kiếm và cứu hộ thời gian này cực kỳ nguy cấp, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, “sức gió vượt quá 70 km/h và sóng cao bằng tòa nhà 2 tầng” ít nhất trong 48 giờ.

Ngay cả khi vị trí tàu ngầm được xác định, công tác cứu hộ cũng sẽ mất vài ngày nữa. Euan Graham – Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách quốc tế Lowy ở Sydney nhận định: “Rất khó để hoạt động trong ngọn sóng cao 8m. Chúng ta cũng chưa biết vị trí con tàu đang ở độ sâu bao nhiêu và tình trạng thân tàu như thế nào. Điều quan trọng là tàu ở trên mặt biển phải trong tư thể thẳng như khi hoạt động, thì đội cứu hộ mới tiếp cận và xâm nhập một cách dễ dàng”.

Theo lộ trình dự kiến, tàu ngầm San Juan xuất phát từ một căn cứ ở quần đảo Tierra del Fuego phía nam Argentina và sẽ đến cảng Mar del Plata trong hôm 19/11. Tuy nhiên, đến ngày 15/11, khi đi được nửa quãng đường đến vịnh San Jorge cách bờ biển khu vực Patagonia vài trăm kilomet, tín hiệu tàu ngầm chở theo 44 thủy thủ đoàn biến mất.

Hải quân Argentina tích cực nối lại liên lạc với tàu San Juan song không có kết quả. Theo thông tin báo chí đưa, hải quân Mỹ đã ghi nhận lại tổng cộng 7 cú điện liên lạc bí ẩn trong ngày 18/11 và ban đầu cho rằng đó là của chiếc tàu mất tích, mặc dù công tác phân tích dữ liệu vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, đến ngày 20/11, các quan chức cho biết các tín hiệu radio đó không phải đến từ tàu ngầm mất tích.

Cùng ngày, hải quân Argentina thu nhận được tiếng ồn phát ra từ tàu ngầm thông qua hệ thống dò tìm dưới nước. Âm thanh nghe giống như tiếng các dụng cụ đập mạnh vào thành thân tàu.


Hải quân Argentina đã có thể xác định vị trí phát ra âm thanh tiếng ồn và hiện tập trung tìm kiếm trong khu vực diện tích 35 dặm vuông.

Máy bay do thám P-8A Poseidon – được mệnh danh là “Thợ săn tàu ngầm” của Hải quân Mỹ cũng đang tích cực hỗ trợ trong khu vực tìm kiếm.

Theo phán đoán ban đầu, có thể con tàu đã gặp trục trặc về mặt kỹ thuật nên trôi dạt về đâu đó hoặc chìm sâu dưới đáy biển. Trước đó, vào  hôm 13/11, thuyền thưởng của tàu San Juan đã báo cáo có “sai sót” trong hệ thống pin tàu, từ đó được lệnh chuyển hướng quay về Mar del Plata.

Khi được hỏi liệu có thể cử một tàu ngầm khác đi tìm kiếm, Hải quân Argentina trả lời điều cần thiết hiện nay là các tàu được trang bị hệ thống quét âm thanh dưới mặt nước. Việc điều động một tàu ngầm khác tham gia hỗ trợ sẽ không giúp ích gì vì những tàu đó không được trang bị công nghệ tìm kiếm dưới nước.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Argentina phát hiện tiếng động nghi từ tàu ngầm mất tín hiệu
Argentina phát hiện tiếng động nghi từ tàu ngầm mất tín hiệu

Ngày 20/11, Hải quân Argentina cho biết thiết bị cảm biến trên các tàu tìm kiếm của nước này đã phát hiện nhiều tiếng động ở khu vực Nam Đại Tây Dương có thể xuất phát từ thủy thủ đoàn trên tàu ngầm ARA San Juan mất tín hiệu cách đây 5 ngày.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN