Khủng hoảng Ukraine và 'khoảng trống' trong quan hệ giữa các cường quốc

Những di sản rắc rối của Chiến tranh Lạnh đã tạo ra “một vùng xám” trong địa chính trị toàn cầu, phá hủy việc tạo lập các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.

Giữa lúc khủng hoảng Ukraine sang một nấc leo thang mới, tạp chí Russia Direct Monthly đã cho công bố báo cáo “chương trình 5 bước xử lý khủng hoảng”, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ đối với cuộc xung đột hiện nay.

Xung đột hiện nay ở Ukraine là hệ quả của việc thiếu vắng các hiệp định hòa bình điều chỉnh quan hệ quốc tế. Ảnh: Reuters


Theo tác giả của báo cáo này, ông Maxim Kharkevich đến từ Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Moskva, hệ thống quan hệ quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh là một phần nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, buộc ta phải suy nghĩ tại sao những điều tồi tệ lại xảy ra.

“Khủng hoảng Ukraine và việc Crimea sáp nhập vào Nga là những sự kiện làm nổi bật nguồn gốc xung đột trong nền chính trị toàn cầu. Ngay cả thuật ngữ dùng để nói về biến cố Crimea – ‘tách khỏi’ hay ‘sáp nhập’ tự thân nó đã là biểu hiện của căng thẳng ngoại giao trầm trọng giữa Nga và phương Tây”, ông Kharkevich viết.

Theo ông, trong khi Nga xem hành động của mình ở Crimea là “thống nhất” và tôn trọng quyền tự quyết, thì phương Tây lại nhìn nhận đó là mối đe dọa với an ninh châu Âu và vi phạm nguyên tắc toàn vẹn chủ quyền. Gốc rễ vấn đề có thể truy đến di sản Chiến tranh Lạnh, hình thái kết thúc mà không thiết lập ra được một hệ thống mới thay thế trật tự 2 cực.

Kharkevich lý giải: Một trong những mâu thuẫn chủ yếu nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thời kì hậu Chiến tranh Lạnh là sự thiếu vắng các hiệp định hòa bình vốn tạo nên các nguyên tắc mới trong cuộc chơi của những cường quốc. Vì cuộc chiến là “Lạnh” và một siêu cường bỗng nhiên biến mất, nên đã không có thêm bất kì một hiệp ước hòa bình nào khác.

Trong lúc đó, không khó khăn để có thể nhận ra một thực tế: Nhiều người vẫn nghĩ rằng Nga không xem việc tan rã Liên bang Xô Viết là kết cục cuối cùng và lộ trình chính trị tạo lập không gian hậu Xô Viết thì vẫn còn chưa đạt tới hình hài cuối.

“Vùng xám” trong nền chính trị toàn cầu đã cản trở nỗ lực tạo lập các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế. Khoảng cách này là mảnh đất cho những mâu thuẫn tồn tại phát triển thành xung đột. “Sự ổn định của hệ thống không phải là việc không có những xung đột (vốn là điều không thể tránh khỏi), mà thay vào đó là khả năng giải quyết những gốc rễ xung đột thông qua thỏa hiệp và thảo luận mang tính xây dựng”, học giả người Nga kết luận.


HT (Theo India Russia Report)
Giải pháp cho Ukraine vẫn mờ mịt
Giải pháp cho Ukraine vẫn mờ mịt

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine rất có thể sẽ chuyển sang một nấc nguy hiểm mới, sau khi chính quyền Kiev quyết sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình ở miền đông. Trong khi đó, triển vọng “hội nghị bốn bên” vẫn mờ mịt do giữa các nước còn tồn tại những khoảng cách lớn về quan điểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN