Mảnh vỡ máy bay MH17 tại khu vực gần làng Hrabove, Ukraine ngày 10/11/2014. Ảnh: AFP/TTXVN |
Sau đó, hệ thống tên lửa này đã được chuyển trả về Nga.
Cùng ngày, ông Hans de Borst, người có con gái là nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17, cho biết ông và các thành viên gia đình những nạn nhân khác đã được thông báo rằng cuộc điều tra do Hà Lan dẫn đầu đã tìm ra bằng chứng rằng bệ phóng tên lửa di động Buk trước đó đã được chuyển từ Nga đến miền Đông Ukraine vào thời điểm xảy ra vụ việc.
Ngoài ra, ông Robby Oehlers, người có cháu gái là nạn nhân trong thảm họa MH17 này nói rằng các công tố viên quốc tế đã xác định quả tên lửa bắn hạ máy bay MH17 đã được phóng đi từ vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine do lực lượng ly khai ủng hộ Nga kiểm soát.
Phản ứng trước những thông tin trên, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng dữ liệu rađa của quân đội Nga cho thấy máy bay MH17 chắc chắn không bị bắn hạ bởi tên lửa phóng từ vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai ủng hộ Nga kiểm soát ở miền Đông Ukraine hồi năm 2014. Người phát ngôn Dmitry Peskov nói: "Dữ liệu rất rõ ràng rằng... không có tên lửa nào. Nếu có, nó có thể đã được phóng đi từ một nơi khác".
Ngày 17/7/2014, máy bay mang số hiệu MH17 đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở miền Đông Ukraine, khu vực đang ở trong tình trạng xung đột vũ trang. Ukraine và nhiều quốc gia Phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông đứng sau vụ việc này. Tuy nhiên, các tay súng ở miền Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn nhầm chiếc MH17.