Thủ tướng Draghi đã yêu cầu EU từ bỏ đồng thuận trong quyết sách đối ngoại khi liên minh này đối diện với thách thức kinh tế và an ninh liên quan đến can dự quân sự của Nga tại Ukraine. Theo ông Draghi, cần hướng đến cách tiếp cận “đa số hợp lý” để đẩy nhanh các quyết định liên quan đến đáp trả Nga.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP) ngày 3/5, ông Draghi nói rằng EU cần cải tiến năng lực ra quyết sách để đáp trả có hiệu quả nguy cơ mà Nga gây ra. Thủ tướng Ukraine kêu gọi EU từ bỏ một nguyên tắc từng được đề cao nhất trong khối – nguyên tắc đồng thuận, khi các thành viên EU trong tuần này sẽ thảo luận về kế hoạch áp gói trừng phạt mới chống Nga, trong đó có cấm vận dầu mỏ.
Một sự thay đổi theo hướng đề xuất của Thủ tướng Draghi sẽ cho phép EU xử lý được dứt điểm một số tiếng nói “phản đối” riêng lẻ trong khối. Nổi bật là trường hợp của Hungary, nước liên tục đưa ra tuyên bố không chấp nhận áp trừng phạt năng lượng chống Nga.
Hiệp ước Lisbon năm 2009 cho phép EU áp dụng nguyên tắc đa số trong các quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực, chủ đề nhạy cảm như thuế, bảo đảm an ninh xã hội, gia nhập thành viên mới. Tuy nhiên, các chính sách về đối ngoại, an ninh, hợp tác cảnh sát vẫn yêu cầu đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên.
Trong quá khứ, Italy từng đưa đề nghị về cải cách này. Tuy nhiên, ý tưởng của Thủ tướng Draghi nhiều khả năng sẽ không có tính khả thi, bởi muốn được thông qua sẽ lại phải cần đến nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối.