Indonesia xác nhận các trường hợp phơi nhiễm phóng xạ

Ngày 21/2, người đứng đầu Cơ quan Điều tiết năng lượng hạt nhân Indonesia, ông Hendrianto Hadi Tjahyono cho biết, Bapeten đã có được kết quả xét nghiệm xác định mức độ phơi nhiễm phóng xạ của 9 người dân sinh sống gần khu đất được xác định là bị ô nhiễm chất phóng xạ tại Serpong, tỉnh Nam Tangerang, cách thủ đô Jakarta hơn 40 km về phía Nam.

Chú thích ảnh
Khu vực nhiễm phóng xạ bị phong tỏa tại Serpong, Indonesia. Ảnh: Indonesia Expat/TTXVN

Ông Hendrianto cho biết cuộc kiểm tra được tiến hành thông qua phương pháp kiểm tra toàn thân (WBC) kết hợp với các phương tiện chuyên dụng, qua đó kiểm tra, đánh giá mức độ phơi nhiễm phóng xạ trên thân thể người. Trong số 9 người được kiểm tra, 7 người có kết quả âm tính với chất phóng xạ và 2 người còn lại có kết quả dương tính với hai chất phóng xạ là Caesium - 137 và 40K.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bapeten khẳng định, mức độ nhiễm phóng xạ ở hai trường hợp trên là rất thấp, không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ông Hendrianto, một người bình thường có thể hấp thụ tối đa liều lượng hai chất phóng xạ trên là 1 millisievert, trong khi hai trường hợp này được xác định là bị phơi nhiễm ở mức 0,12 millisievert. Do vậy, mức độ phơi nhiễm là rất thấp và không thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước đó, cơ quan chức năng Indonesia đã yêu cầu người dân khẩn trương tránh xa một khu đất được xác định đang bị ô nhiễm chất phóng xạ. Các biện pháp phòng chống chất phóng xạ và bảo vệ người dân ngay lập tức được triển khai. Những trường hợp được ghi nhận thường xuyên hoạt động tại khu vực trên được kiểm tra và đánh giá mức độ phơi nhiễm. Kết quả do Bapeten vừa công bố sẽ giúp người dân giải tỏa được lo lắng.

Hải Ngọc (TTXVN)
Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản đề xuất thải nước nhiễm phóng xạ ra biển
Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản đề xuất thải nước nhiễm phóng xạ ra biển

Trong bối cảnh, Nhật Bản vẫn chưa tìm ra được giải pháp để xử lý dứt điểm nước nhiễm phóng xạ thải ra sau vụ nổ nhà máy điện Fukushima trong thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada ngày 10/9 đã đề cập khả năng Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ phải đổ loại nước thải này ra Thái Bình Dương vì không còn nơi chứa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN