Goldman Sachs cho hay khả năng “mất hiệu lực trong việc cho vay có vẻ là một rủi ro thực sự”, mặc dù tình trạng mất hiệu lực sẽ “ngắn ngủi”.
Điều đáng quan tâm là cảnh báo của Goldman Sachs đưa ra trước khi có tin tức cho rằng lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đang cân nhắc đưa ra cho các nghị sỹ đảng Dân chủ hai ý tưởng để giải quyết giới hạn nợ công. Trong đó, một lựa chọn sẽ là nâng trần nợ công trong ngắn hạn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nếu nước Mỹ vỡ nợ, nền kinh tế hoàn toàn có thể rơi vào suy thoái, khi hạn chót cho việc nâng trần nợ vào ngày 18/10 đang đến gần. Trước đó, bà cảnh báo rằng nước Mỹ sẽ không còn nguồn lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ sau ngày 18/10 nếu Quốc hội không nâng trần nợ công.
Theo Goldman Sachs, một trong những lựa chọn khả dĩ nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ là tăng giới hạn nợ độc lập thông qua hoà giải, một quá trình mà các lãnh đạo đảng Dân chủ phản đối.
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng một trong những bất lợi lớn ở đây là cuộc khủng hoảng nợ sẽ buộc đảng Dân chủ phải đưa ra cụ thể về số tiền mới cho giới hạn nợ công, gần 31 nghìn tỷ USD, thay cho việc chỉ đình chỉ khoản nợ.
Goldman Sachs nhận định nếu Quốc hội Mỹ lỡ hẹn với hạn chót trần nợ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chi trả gốc và lãi cho trái phiếu nhưng sẽ ngừng những khoản thanh toán khác mà người Mỹ hàng ngày dựa vào.