Tờ Guardian (Anh) đưa tin hai đài phát thanh KTWG và KSTO, một chuyên về âm nhạc và một là kênh tôn giáo, vào đúng 0 giờ 25 phút đã truyền phát thông tin về mối nguy hiểm chưa được xác định gần đảo Guam. Được biết cảnh báo khẩn cấp thường được áp dụng khi có hiểm họa cận kề, như tấn công quân sự hoặc khủng bố.
Các du khách trên đảo Guam. Ảnh: Reuters |
Điều này đã khiến người dân hoảng sợ. Tuy nhiên, trên thực tế không có sự kiện khẩn cấp hoặc tên lửa nào cả.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết cơ quan An ninh Nội địa đảo Guam sau đó thông báo hai đài KTWG và KSTO đã nhầm lẫn khi tiến hành thử nghiệm đột xuất về Hệ thống phát sóng cảnh báo khẩn cấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng khẳng định rằng bất cứ tên lửa nào hướng đến đảo Guam đều sẽ bị bắn hạ và cảnh báo rằng cuộc tấn công như vậy nếu xảy ra sẽ leo thanh thành chiến tranh một cách nhanh chóng.
Vào năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại đảo Guam, với đảm bảo khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Sau tuyên bố ngày 8/8 của Tổng thống Mỹ Donald Trump về
“lửa cháy và thịnh nộ” với Triều Tiên, Bình Nhưỡng lập tức đáp trả, tuyên bố đang cân nhắc bắn tên lửa vào đảo Guam.
Thống đốc Guam Eddie Baza Calvo ngày 9/8 nhấn mạnh đe dọa của Triều Tiên là đáng lo nhưng chính quyền hòn đảo này không quá hoảng sợ. Ông Calvo cho biết đây có thể là lần thứ 3 hoặc thứ 4 tính từ năm 2013 Triều Tiên đưa ra đe dọa như vậy. Vào ngày 11/8, chính quyền đảo Guam đã ban hành hướng dẫn người dân cho công tác chuẩn cũng như điều nên thực hiện trước, trong và sau cuộc tấn công hạt nhân.
Ngày 15/8, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố hoãn kế hoạch bắn tên lửa tới gần đảo Guam, song cảnh báo sẽ có động thái nếu Mỹ tiếp tục “hành động liều lĩnh”.