Ví dụ, tại Đức, thị trường điện lớn nhất ở châu Âu, giá đạt mức âm trong khoảng thời gian từ 13h00 đến 15h00 giờ địa phương ngày 4/7. Ngày 5/7, giá điện sẽ giảm xuống dưới 0 tại các phiên giao dịch ở Đức, Đan Mạch và Hà Lan.
Bloomberg lưu ý rằng giá điện âm đang trở nên phổ biến hơn ở châu Âu trong bối cảnh các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tích cực xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời để giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch không bền vững. Tuy nhiên, việc sản xuất điện ở châu Âu đôi khi rất khó điều tiết, đặc biệt là khi các chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích này. Kết quả là, đôi khi có quá nhiều điện trên thị trường nên việc các nhà máy điện trả thêm tiền cho người tiêu dùng để sử dụng điện sẽ rẻ hơn so với việc ngừng sản xuất trong 1 hoặc 2 giờ. Theo một nghiên cứu của HSBC Holdings, đến cuối năm 2023, các tấm pin mặt trời mới với tổng công suất lên tới 60 GW sẽ được lắp đặt ở châu Âu, cao hơn 1/3 so với kỷ lục năm 2022.
Trước đó, Ủy ban châu Âu tính rằng việc chuyển đổi từ dầu khí của Nga sang năng lượng "xanh" sẽ đòi hỏi EU đầu tư bổ sung hàng năm 700 tỷ euro. Ủy ban điều hành EU dự kiến sẽ trang trải hầu hết các chi phí này từ các nguồn tư nhân, tuy nhiên ngân sách nhà nước của các quốc gia thành viên cũng sẽ tham gia.