Financial Times: EU hoãn kế hoạch chấm dứt phụ thuộc năng lượng của Liên bang Nga

Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa hoãn kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Liên bang Nga, trong bối cảnh các cuộc tranh luận nội bộ đang diễn ra về tương lai của các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2.

Chú thích ảnh
Hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN

Theo báo cáo từ Financial Times, Nord Stream 1 – từng cung cấp khí đốt tự nhiên của Liên bang Nga cho Đức – cùng với Nord Stream 2 đã bị phá hoại trong một vụ tấn công vào năm 2022. Tuy nhiên, một nhánh của Nord Stream 2 vẫn còn nguyên vẹn. Gần đây, các cuộc thảo luận về khả năng khôi phục các đường ống này lại nổi lên, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực chung của Liên bang Nga và Mỹ nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Nguồn tin từ Financial Times vào thứ Ba (15/4) cho biết bản lộ trình chi tiết các bước để cắt giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trước năm 2027, ban đầu được lên kế hoạch công bố vào tháng Hai, sau đó trì hoãn đến tháng Ba, và giờ đây dự kiến sẽ công bố vào tháng Năm.

Ngoài ra, sự không chắc chắn liên quan đến các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là yếu tố góp phần khiến kế hoạch bị trì hoãn, vì thương mại năng lượng có thể trở thành vấn đề then chốt trong các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Một nhà ngoại giao EU nói với Financial Times: “Mọi thứ rất rối ren”, đồng thời đặt câu hỏi rằng: “Vai trò của Mỹ trong việc này là gì? Làm sao để chúng ta đa dạng hóa nguồn cung?”

Brussels cũng được cho là đang tìm kiếm các cơ chế pháp lý cho phép các công ty EU hủy bỏ các hợp đồng khí đốt dài hạn với Liên bang Nga mà không bị Moskva (Moscow) phạt nặng. Tuy nhiên, có lo ngại rằng bất kỳ đạo luật nào như vậy có thể bị Hungary và Slovakia phủ quyết, vì hai quốc gia này hiện đang nhận phần lớn lượng khí đốt từ Liên bang Nga còn lại được vận chuyển qua đường ống sang EU.

EU đã tuyên bố ý định từ bỏ năng lượng Liên bang Nga sau khi cuộc xung đột Ukraine leo thang vào năm 2022. Khí đốt của Mỹ đã thay thế phần lớn lượng khí đốt giá rẻ từ Liên bang Nga qua đường ống trước đây.

Dù nguồn cung khí đốt qua đường ống từ Liên bang Nga sang EU đã sụt giảm mạnh kể từ năm 2022, EU lại tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Liên bang Nga trong năm ngoái. Theo nhiều ước tính, năm 2024, Liên bang Nga vẫn chiếm khoảng 19% tổng nguồn cung khí đốt và LNG của toàn khối EU.

Brussels hiện vẫn chưa công bố rõ các biện pháp cụ thể mà họ dự định đề xuất để đẩy nhanh quá trình loại bỏ năng lượng từ Liên bang Nga. Một số chuyên gia cho rằng việc áp thuế nhập khẩu đối với khí đốt của Nga có thể là một công cụ khả thi.

Diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh nhiều lãnh đạo ngành công nghiệp EU đề xuất nối lại việc mua khí đốt từ Nga. Theo hãng tin Reuters của Anh, ngành công nghiệp hóa chất của Đức đang đối mặt với “khủng hoảng nghiêm trọng” và rất cần nguồn khí đốt giá rẻ từ Liên bang Nga. Hai tập đoàn năng lượng lớn của Pháp là Engie và Total cũng cho biết họ có thể cân nhắc nối lại nhập khẩu năng lượng từ Liên bang Nga.

Thành Nam/Báo Tin tức
Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine
Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Chính phủ Bulgaria đã quyết định không bán hai lò phản ứng hạt nhân áp suất nước VVER – loại do Liên Xô thiết kế từ Nhà máy điện hạt nhân Belene cho Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN