Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đưa tên Omar
Safik Hammami (ảnh), người phát ngôn và là một nhân vật có ảnh hưởng của tổ chức
khủng bố Al-Shabab tại Somalia (Xômali), vào danh sách khủng bố bị truy nã toàn cầu.
Phóng viên TTXVN
tại Washington dẫn tuyên bố ra ngày 14/11 của FBI cho biết tên Hammami, 28
tuổi, là công dân Mỹ từng cư ngụ tại bang Alabama ở miền Nam và được cho là
đang âm mưu thực hiện các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ nhằm phá hoại các
lợi ích quốc gia của nước này.
Các quan chức FBI cho rằng Hammami có thể là một
thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab, một lực lượng nổi dậy có liên quan đến mạng
lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này. Tòa án bang
Alabama buộc tội tên này cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho các kẻ khủng bố.
Theo FBI, Hammami
đến Somalia từ năm 2006 và sau đó gia nhập Al-Shabaab. Đối tượng này nằm
trong diện chú ý đặc biệt của cơ quan chống khủng bố của Mỹ bởi khả năng tiếp
cận của y đối với cộng đồng nói tiếng Anh cũng như khả năng lôi kéo các công
dân Mỹ tham gia hoạt động khủng bố.
Trong phần giới thiệu bản
thân đăng tải trên Internet, Hammami miêu tả hắn có một tuổi thơ đặc biệt ở
bang Alabama trước khi gia nhập tổ chức khủng bố có liên quan tới Al-Qaeda. Tuy
nhiên, hồi đầu năm nay, Hammami từng nói rằng sự bất đồng với các chiến binh
khủng bố khác khiến tên này cảm thấy tính mạng bị đe dọa.
"Danh sách đen" của
FBI hiện có tổng cộng 31 đối tượng, trong đó bao gồm một người Philippines cũng vừa bị liệt vào diện truy nã. Tên này được cho là thủ
lĩnh của một nhóm khủng bố tham gia vụ bắt cóc một công dân Mỹ từ năm 1993.
Danh sách những kẻ khủng bố
bị FBI truy nã được lậo ra sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ và được cập nhật
thường xuyên.
Trước đó, các cơ
quan chức năng Mỹ cho rằng chính các phần tử cực đoan hiện sinh sống và là công
dân Mỹ mới là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia nước này.
Hồi tháng 4 vừa
qua, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ra báo cáo cho thấy chỉ
riêng giai đoạn từ năm 2009-2011, số vụ khủng bố do chính các công dân Mỹ thực
hiện là 32 vụ, trong khi chỉ có 28 vụ khủng bố trong suốt hơn 7 năm từ ngày
11/9/2001 tới năm 2008.