“Hiến chương điện mặt trời” của EU không chỉ là một cam kết về việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, mà còn hướng tới việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia ngoài khối và tăng cường sức cạnh tranh bền vững.
Tại châu Âu, năng lượng tái tạo đang chiếm một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong nguồn cung ứng điện. Vào năm 2023, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản l ượng điện năng của EU lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng 40%, trong đó 27% từ điện mặt trời và điện gió.
Để đạt được mục tiêu của EU về ít nhất 42,5% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tham vọng đạt 45%, khối 27 quốc gia này xác định cần đẩy nhanh việc tốc độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ ngoài khối, trong đó điện mặt trời được xác định là loại hình thay thế chiến lược.
Hồi tháng 3 vừa qua, các Bộ trưởng Năng lượng EU từ bày tỏ quan ngại về năng lực thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn có thể tái tạo, do đó “hiến chương điện mặt trời” được coi là bước hợp lý tiếp theo và nhằm mục đích củng cố quyết tâm và duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp này trước các đối thủ kinh tế khác trên thế giới.