Liên minh châu Âu (EU) nên kiềm chế đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga nếu tình hình xung quanh Ukraine không xấu đi, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Olli Rehn cho biết."Không một nước châu Âu nào muốn trừng phạt kinh tế hoặc bất kỳ hành động leo thang khác với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Và trong trường hợp Nga không làm phức tạp thêm tình hình, chúng ta nên tránh đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế với Moskva”, ông Rehn nói.
Sau khi Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3, trong đó hơn 96% cử tri ủng hộ sáp nhập vào Nga, Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức cấp cao của Nga.
Quan hệ giữa Moskva và NATO trở nên căng thẳng sau khi Crimea sáp nhập Nga. Ảnh: RIA Novosti |
Phương Tây đã nhiều lần cảnh báo Nga về áp lực kinh tế và cô lập quốc tế nếu căng thẳng về Ukraina tiếp tục leo thang.
Nhưng nhiều nước châu Âu đã phải miễn cưỡng thúc đẩy biện pháp trừng phạt hơn nữa, bởi vì một phần vì họ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga.
Ví dụ Đức, mặc dù tuyên bố sẵn sàng chấp nhận sự tổn thương từ các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể để chống lại Nga, nhưng Thủ tướng Angela Merkel hy vọng các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra trước đó là đủ để ngăn chặn sự leo thang căng thẳng hơn nữa ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết những lời nói đe dọa trừng phạt là "không phù hợp và phản tác dụng" và cảnh báo rằng nó sẽ là con dao hai lưỡi đối với phương Tây.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của 28 quốc gia khối NATO ngày 1/4 tuyên bố rằng họ quyết định đình chỉ tất cả các hợp đồng cụ thể với Moskva vì cho rằng Nga đã “chiếm đóng và sáp nhập” Crimea (Crưm).
"Chúng tôi đã quyết định đình chỉ tất cả các hợp tác dân sự và quân sự cụ thể giữa NATO và Nga. Tuy nhiên, việc đối thoại giữa chúng tôi trong Ủy ban Nga-NATO có thể tiếp tục khi cần thiết, ở cấp đại sứ hoặc cấp cao hơn để trao đổi quan điểm về cuộc khủng hoảng này", tuyên bố chung của NATO cho biết.
CT(RIA Novosti)