Các sự kiện El Niño dẫn đến thời tiết nóng hơn, khô hơn ở những khu vực như Brazil, Australia và Indonesia, làm tăng nguy cơ cháy rừng và hạn hán. Ở những nước khác như Peru và Ecuador, mưa nhiều dẫn đến lũ lụt.
Các tác động này đôi khi được mô tả như một “điều bình thường mới” trước sự biến đổi khí hậu do con người gây ra. Mối quan tâm hiện nay là tác động của hiện tượng này đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá lương thực, gồm các mặt hàng chủ lực như lúa mỳ, ngô và gạo.
Những tác động của El Niño đối với thế giới rất phức tạp và nhiều mặt. Nó có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của phần lớn dân số thế giới. Điều này đặc biệt đúng đối với các hộ gia đình nghèo và nông thôn, những người có cuộc sống liên quan mật thiết đến vấn đề khí hậu và canh tác.
Nguồn cung toàn cầu và giá của hầu hết các loại thực phẩm khó có thể thay đổi nhiều như vậy. Bằng chứng từ 10 sự kiện El Niño trong 50 năm qua cho thấy những tác động của hiện tượng này lên giá cả toàn cầu tương đối khiêm tốn và ở mức độ không rõ ràng. Mặc dù hiện tượng thời tiết này làm giảm năng suất cây trồng ở mức trung bình, nhưng không gây ra cú sốc về sản lượng lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, hiệu ứng cục bộ trong nước có thể nghiêm trọng ngay cả khi El Niño ở mức “vừa phải”, nó cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng được trồng ở các vùng tập trung về mặt địa lý, ví dụ như dầu cọ, chủ yếu đến từ Indonesia và Malaysia. Ở một số nơi, các vấn đề về nguồn lương thực hiện có có thể dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng, chẳng hạn như xung đột và nạn đói.
Các yếu tố khác do con người gây ra đang diễn ra, đáng chú ý là Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008. Năm 2015, giá giảm do nguồn cung mạnh hơn so với dự kiến và nhu cầu yếu hơn, khi sự kiện El Niño không tồi tệ như lo ngại.
Tất cả điều này cho thấy El Nino thường không đóng vai trò chủ đạo trong biến động giá cả hàng hóa toàn cầu. Bởi El Niño gây ra mất mùa, nhưng đối với lương thực được trồng trên khắp thế giới, những thiệt hại này có xu hướng được bù đắp bằng những thay đổi tích cực trong sản xuất ở các khu vực sản xuất chính khác. Chẳng hạn như nó có thể mang lại thời tiết thuận lợi cho vùng Sừng châu Phi, gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia, hay xảy ra xung đột và nạn đói.
Lúa mỳ là một ví dụ điển hình. Kể từ năm 1980, sáu trong số chín đợt El Niño có cường độ ít nhất là vừa phải ở Australia đã khiến sản lượng sụt giảm đáng kể. Australia là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 13% xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, sản xuất của nước này ảnh hưởng đến giá lúa mỳ toàn cầu. Tuy nhiên, về tổng số lúa mỳ được trồng thì nó chiếm tỷ lệ hơn, khoảng 3,5% sản lượng thế giới. Và việc mất mùa do El Nino gây ra có xu hướng được bù đắp bằng sản lượng ở các vùng sản xuất lúa mỳ quan trọng khác. Ví dụ, năm 1994, sản lượng lúa mỳ của Australia giảm gần 50% nhưng hầu như không thay đổi ở những nơi khác. Năm 1982, khi sản lượng của Australia giảm 30%, sản lượng của Argentina cao hơn 50%. Các mô hình cân bằng như vậy có xu hướng xuất hiện trong hầu hết các năm El Nino.
Tuy vậy, vẫn sẽ có ít nhất một số tác động tiêu cực dù cho một vùng bị mất mùa được bù đắp hoàn toàn bằng những vụ mùa bội thu ở những vùng khác, song một số người sẽ phải gánh chịu chi phí do tác động trực tiếp của El Nino. Chẳng hạn, nông dân Australia sẽ gặp khó khăn hơn nếu sản lượng lúa mỳ trong nước giảm trong khi giá toàn cầu vẫn tương đối ổn định.
Hơn nữa, do hầu hết các quốc gia được kết nối thông qua thương mại, El Niño sẽ có tác động kinh tế rộng lớn hơn. Nó vẫn có thể dẫn đến các vấn đề xã hội sâu sắc hơn ở một số khu vực, chẳng hạn như nạn đói và xung đột nông nghiệp.
Hồi đầu tháng này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thông báo chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 6/2023 đã tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.Nguyên nhân do giá đường, dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa đều giảm.
Chỉ số giá của FAO là “thước đo” theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu. Trong tháng 6/2023, chỉ số này đạt 122,3 điểm, giảm so với mức 124 điểm đã sửa đổi của tháng 5/2023.
Trong một báo cáo riêng về nguồn cung và cầu của ngũ cốc, FAO dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới năm nay sẽ đạt 2,819 tỷ tấn, tăng nhẹ so ước tính tháng trước (2,813 tỷ tấn) và tăng 1,1% so với mức năm 2022.