Dư luận Ấn Độ đối với việc không gia nhập RCEP

Việc 15 quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) được coi là bước tiến lớn về hội nhập kinh tế. Trong khi đó, các học giả và nhà ngoại giao Ấn Độ lại bùng lên tranh luận về việc nước này không gia nhập RCEP.

Chú thích ảnh
Ấn Độ quyết định rút khỏi RCEP sau 7 năm đàm phán. Ảnh: Reuters

Cố vấn của cựu Thủ tướng Manmohan Singh – ông Sanjaya Baru chia sẻ với tờ The Hindu: “Ấn Độ đã nhiều lần lỡ chuyến xe buýt châu Á, mặc dù chúng ta luôn có khát vọng được bước vào đó”. Ông Baru cũng so sánh tình hình hiện tại với thập niên 90 của thế kỷ trước khi New Delhi quyết định không gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 quốc gia thành viên.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá quyết định không gia nhập APEC của Ấn Độ khi đó đã làm giảm tiến độ cải tổ kinh tế và khiến một số thành viên APEC quan ngại cho rằng Ấn Độ bảo hộ quá mức công nghiệp nội địa.

RCEP bao phủ 1/3 dân số thế giới với tổng sản phẩm nội địa (GDP) là 26,2 nghìn tỷ USD sẽ có quy mô lớn hơn rất nhiều nếu có thêm thành viên Ấn Độ với 1,3 tỷ dân và GDP 2,7 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, tháng 11/2019 Ấn Độ quyết định rút khỏi đàm phán về điều kiện trở thành thành viên RCEP với lý do rằn nhiều lo lại chính chưa được xử lý.

Một ví dụ là Ấn Độ muốn có quy định nguồn gốc khắt khe hơn để ngăn chặn hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa nước này, bên cạnh đó là việc bảo vệ tốt hơn nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một yếu tố khác khiến New Delhi ra quyết định là do Ấn Độ ngày càng không tin tưởng Trung Quốc sau một tháng tranh chấp ở biên giới. Sau vụ việc, Ấn Độ đã áp đặt nhiều hạn chế đối với đầu tư và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, những biện pháp đi ngược lại với quy định của RCEP một khi Ấn Độ là thành viên.

Chú thích ảnh
Ấn Độ có thị trường nội địa lớn và nhiều tiềm năng. Ảnh: Reuters

Cựu Bộ trưởng Thương Mại và Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma đánh giá rằng việc nước này không gia nhập RCEP là một bước lùi. Theo ông Sharma, các quốc gia khác sẽ gặp khó khăn để coi Ấn Độ là đối tác thương mại đáng tin cậy. Ông Prabhash Ranjan tại Đại học Nam Á lại có quan điểm rằng “Ấn Độ vẫn khá khép kín so với các nền kinh tế lớn khác”.

Giáo sư Biswajit Dhar tại Đại học Jawaharlal Nehru cho rằng Ấn Độ có thể tách biệt giữa kinh tế và chính trị với Trung Quốc nhưng quyết định không gia nhập RCEP là không thể tránh được bởi các ngành sản xuất quan trọng, nông nghiệp của nước này đều không ủng hộ việc trở thành thành viên.

Các quan chức Ấn Độ đã lên tiếng bảo vệ quyết định không gia nhập RCEP. Bộ trưởng Ngoại giao S. Jaishankar trong tháng 11 nhận định hiệu ứng từ các thỏa thuận trong quá khứ đã “phản công nghiệp” đối với một số lĩnh vực tại Ấn Độ. Tuy nhiên, ông S. Jaishankar cũng khẳng định việc Ấn Độ theo đuổi mục tiêu trở thành nền kinh tế tự lập không đồng nghĩa với việc nước này quay lưng lại với thế giới.

Ông Kumar lạc quan rằng thị trường nội địa khá lớn của Ấn Độ sẽ giúp nước này giảm ảnh hưởng của việc không gia nhập RCEP. Ông Kumar đề cập rằng Ấn Độ có thị trường xuất khẩu lớn nhất là Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Vùng Vịnh và New Delhi có mục tiêu đạt được thỏa thuận thương mại tự do với những quốc gia, vùng lãnh thổ này.

Một điểm đáng chú ý khác là các thành viên của RCEP vẫn mở cửa sẵn sàng đón Ấn Độ gia nhập.

Hà Linh/Báo Tin tức
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng làng gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ, Bhutan
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng làng gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ, Bhutan

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng tại dãy Himalaya dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ và Bhutan. Nhiều chuyên gia nghi ngờ đó là một ngôi làng mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN