Để không ai bị bỏ lại phía sau trong việc tiếp cận Internet

Từ việc học trực tuyến đến làm việc tại nhà hay các cuộc gọi video với thành viên gia đình, Internet đã giúp hàng tỷ người thích nghi và tồn tại trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chú thích ảnh
Trẻ em học trực tuyến ở nhà trong thời điểm dịch COVID-19 tại làng Marsden, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng và quy định giãn cách xã hội vẫn duy trì, các nhà nhân quyền kêu gọi các quốc gia cần phải bảo đảm rằng tất cả công dân, đặc biệt là phụ nữ, người cao tuổi và cộng đồng ở nông thôn, được tiếp cận dịch vụ Internet với mức chi phí hợp lý để tránh bị bỏ lại phía sau. 

Theo Liên minh vì quyền tiếp cận Internet với chi phí phù hợp (A4AI), tính đến cuối năm 2018, khoảng một nửa thế giới đã được kết nối với Internet. Người đứng đầu A4AI tại châu Á Anju Mangal cho biết vẫn còn khoảng 4 tỷ người chưa được sử dụng dịch vụ tiện lợi này. A4AI là tổ chức toàn cầu hợp tác với nhiều chính phủ, doanh nghiệp và các nhóm hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy các chính sách Internet với chi phí hợp lý. 

Trong khi đó, theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), trong thế giới phát triển, 87% người dân được truy cập Internet, trong khi ở các quốc gia đang phát triển là 47% dân số, còn ở các nước kém phát triển nhất chỉ có 19%. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ được sử dụng Internet trên điện thoại di động cũng ít hơn nam giới 23%, trong đó khoảng cách lớn nhất là ở khu vực Nam Á.

Bà Mangal cho rằng khoảng cách giới là một vấn đề rất lớn vì việc truy cập Internet cũng như công nghệ có thể giúp phụ nữ ở khu vực nông thôn tiếp cận hình thức học trực tuyến và những lợi ích tương tự như những người sống ở thành thị. ITU đặt mục tiêu kết nối 75% dân số thế giới với Internet nhanh có dây hoặc không dây vào năm 2025. 

Một số chính phủ và nhà khai thác viễn thông đã thực hiện các bước nhằm giúp nhiều người hơn nữa được tiếp cận Internet trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh. Tại Bangladesh, các ứng dụng theo dõi tiếp xúc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và các đường dây hỗ trợ được sử dụng miễn phí, trong khi các công ty viễn thông ở các quốc gia đang phát triển khác cũng cung cấp các cuộc gọi, tin nhắn và dữ liệu miễn phí cho cả học sinh, sinh viên và khách hàng.

Tuy nhiên, để cải thiện khả năng chi trả và tiếp cận dài hạn dịch vụ Internet, các chính phủ, công ty viễn thông và các đơn vị kinh doanh điện thoại di động cần hợp tác cùng nhau nhằm cung cấp điện thoại thông minh, cải thiện vùng phủ sóng và tần suất kết nối, đồng thời tăng tốc độ tải xuống và đưa ra luật nhằm bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương khỏi tội phạm mạng.

Hơn nữa, vì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet là các doanh nghiệp tư nhân nên nhà chức trách cần bảo đảm không có chính sách độc quyền và kiểm soát giá cả. Trong trường hợp dịch vụ Internet không mang lại lợi nhuận, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh hay nông thôn, nhà nước cần phải can thiệp để bảo đảm người dân tại những khu vực đó vẫn được tiếp cận.

Trần Quyên (TTXVN)
Floristique, cửa hàng bán hoa trực tuyến ở Singapore chống chọi tốt trước đại dịch COVID-19
Floristique, cửa hàng bán hoa trực tuyến ở Singapore chống chọi tốt trước đại dịch COVID-19

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 2 tháng 6 năm 2020 – Với các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19 tại Singapore trong thời gian từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 2 tháng 6 năm 2020, nhiều doanh nghiệp không thiết yếu đã chủ động tham gia lĩnh vực kỹ thuật số khi bùng nổ hoạt động trực tuyến. Đối với Floristique – cửa hàng bán hoa trực tuyến ở Singapore, thì các biện pháp cách ly xã hội vừa qua đã mang đến cơ hội phát triển kinh doanh, đặc biệt vào Ngày của Mẹ (10/5/2020).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN