Cuộc chiến giành khoáng sản ở Mặt trăng

Mỹ và Trung Quốc đang đua nhau lên Mặt trăng để khai thác khoáng sản quý hiếm trong khi các điều ước quốc tế ngăn cản các chính phủ tuyên bố lãnh thổ trong không gian.

Chú thích ảnh
Cuộc đua lên Mặt trăng ngày càng nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Không gian đã được thương mại hóa và hiện nay thậm chí đang được quân sự hóa. Liệu tiếp theo nó có thể bị thuộc địa hóa? Một số chuyên gia cho rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua toàn diện vào không gian giữa Mỹ và Trung Quốc để không chỉ đưa con người lên Mặt trăng mà còn có thể khai thác khoáng sản quý hiếm.

Có những hiệp ước quốc tế ngăn cản các chính phủ tuyên bố lãnh thổ trong không gian, nhưng lịch sử cho thấy các hiệp ước được lập ra có thể bị phá vỡ khi lợi ích đủ lớn vì bản chất con người thích "lách luật".

“Đó là sự thật: chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian”, người đứng đầu NASA Bill Nelson cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ông Nelson không phải là người duy nhất ở NASA cho rằng có một trận chiến lớn đang diễn ra giữa hai cường quốc này.

Terry Virts, cựu chỉ huy của Trạm Vũ trụ và Tàu con thoi Quốc tế, đồng thời là một đại tá Không quân đã nghỉ hưu, nói: “Ở một mức độ nào đó, đó là một cuộc cạnh tranh chính trị để cho thấy hệ thống của ai hoạt động tốt hơn. Điều họ thực sự muốn là sự tôn trọng với tư cách là quốc gia hàng đầu thế giới".

NASA hiện thực hiện một chương trình đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng sớm nhất là vào năm 2024. Nhưng không chỉ chính phủ Mỹ đang tìm cách khai thác lĩnh vực không gian, khu vực tư nhân cũng muốn tham gia khi không gian ngày càng được thương mại hóa như một loại "công viên giải trí" dành cho nhiều tỷ phú. 

Một ý kiến ​​​​gần đây trên tờ Energy Intelligence lập luận rằng, một cuộc chạy đua vào không gian với quy mô lớn đang diễn ra cho thấy: trong khi Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng không gian bên ngoài, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967 (còn được biết đến với cái tên “Hiệp ước ngoài vũ trụ”) nghiêm cấm các quốc gia đưa ra yêu sách chủ quyền ở ngoài vũ trụ, hiệp ước này không lường trước được sự cần thiết phải đưa ra quy tắc tương tự thành văn bản cho các doanh nghiệp tư nhân. 

Chính xác thì tất cả những lợi ích cạnh tranh này sau khi lên Mặt trăng là gì? Theo Energy Intelligence, “khu vực quan tâm trên Mặt trăng là cực nam của Mặt trăng, nơi tập trung các khoáng chất, nước có giá trị và các đặc điểm địa lý có lợi cho việc duy trì sản xuất năng lượng mặt trời". Sự tồn tại của các khoáng chất quý hiếm trong không gian là mối quan tâm quan trọng đối với ngành công nghiệp toàn cầu vì nó có khả năng cho phép giải quyết vấn đề vốn rất cần thiết cho nhiều chuỗi cung ứng. 

Những khoáng chất này đặc biệt cần thiết đối với nhiều thành phần trong pin xe điện và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, nghĩa là nhu cầu về các kim loại như lithium và coban đang tăng nhanh chóng.

Hiện tại, một cuộc cạnh tranh địa chính trị đang diễn ra đối với những vật liệu này khi các bên chuyển sang chiếm các nguồn dự trữ và củng cố chuỗi cung ứng. Do đó, cuộc cạnh tranh này có thể dễ dàng tràn vào không gian nếu nhu cầu vượt xa nguồn cung trên Trái đất. 

Công Thuận/Báo Tin tức (oilprice.com)
Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo Mặt Trăng 
Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo Mặt Trăng 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 28/12, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc (MSIT) cho biết tàu vũ trụ không người lái thăm dò Mặt Trăng Danuri do nước này phát triển đã thành công đi vào quỹ đạo Mặt Trăng sớm hơn dự kiến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN