Cuộc bầu cử sớm ở Pháp: 'Nước cờ' của Tổng thống Macron

Đây là một nước cờ rủi ro không chỉ vì sẽ gây bất ổn cho nước Pháp ngay trước khi nước này đăng cai Thế vận hội Olympic Paris.

Chú thích ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bài phát biểu được truyền hình trên toàn quốc tuyên bố giải tán Quốc hội và bầu cử sớm, ngày 9/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định mới đây của Tiến sĩ Rémi Daniel, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), sau khi có kết quả của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, trong đó đảng Mặt trận Quốc gia (FN) theo đường lối cực hữu đánh bại liên minh ôn hòa của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp đã đưa ra một thông báo đáng ngạc nhiên. Ông Macron tuyên bố giải tán Quốc hội và thông báo vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7 tới.

Theo ông Macron, cần thiết phải khôi phục hệ thống chính trị của Pháp. Từ cuộc bầu cử năm 2022, ông Macron đã gặp khó khăn để giành được thế đa số trong quốc hội và điều này khiến công việc của chính phủ trở nên vô cùng phức tạp.

Với bước đi trên, Tổng thống Macron đặt mục tiêu kết nối lại với các cử tri - những người đã bày tỏ sự thất vọng trong cuộc bầu cử vừa qua, chủ yếu liên quan đến tình hình kinh tế và những lo ngại xung quanh vấn đề nhập cư.

Tuy nhiên, bước đi này là một nước cờ rủi ro, không chỉ vì sẽ gây bất ổn cho nước Pháp ngay trước khi nước này đăng cai Thế vận hội Olympic Paris (dự kiến khai mạc vào cuối tháng 7 tới).

Có vẻ như ông Macron đang tìm cách tận dụng yếu tố bất ngờ. Mặc dù phe đối lập liên tục kêu gọi giải tán quốc hội nhưng họ đã bất ngờ trước động thái của Tổng thống Macron và không chuẩn bị cho chiến dịch chớp nhoáng đang diễn ra. Tình hình đặc biệt khó khăn đối với phe cánh tả Pháp vốn đang bị chia rẽ, một phần do những bất đồng nội bộ về cuộc xung đột ở Gaza.

Dựa trên bài phát biểu, Tổng thống Pháp cũng hy vọng rằng nỗi sợ hãi hiện có của một bộ phận người dân về những hậu quả có thể xảy ra nếu phe cực hữu giành chiến thắng. Có thể ông Macron đang nghĩ đến một chiến lược phức tạp hơn: cho phép đảng cực hữu của bà Le Pen giành chiến thắng trong một tháng và hy vọng rằng 3 năm cầm quyền của chính phủ cực hữu sẽ đẩy cử tri quay trở lại ủng hộ đảng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2027. Tuy nhiên, chiến thắng của bà Le Pen có thể sẽ khiến nước Pháp rơi vào tình trạng bất ổn, cả trong nước và quốc tế.

Trong khi tổng thống đóng vai trò trung tâm trong việc định hình chính sách đối ngoại của Pháp, thì một quốc hội với đa số phe cực hữu có thể ảnh hưởng đến vị thế của Pháp ở châu Âu, bao gồm cả sự hỗ trợ của nước này đối với Ukraine.

Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo inss.org.il)
Pháp: Các đảng cánh tả hợp lực trước thềm bầu cử quốc hội
Pháp: Các đảng cánh tả hợp lực trước thềm bầu cử quốc hội

Các đảng cánh tả đối lập ở Pháp đang tìm cách hợp tác và đề cử các ứng cử viên chung trong cuộc bầu cử quốc hội sớm dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN