Croatia nói trừng phạt không chấm dứt xung đột ở Ukraine

Cuộc xung đột ở Ukraine chưa thể kết thúc sớm và điều này chỉ có thể đạt được bằng con đường ngoại giao.

Theo trang tin Euractiv.hr (Croatia) ngày 8/4, Tổng thống Croatia Zoran Milanović cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và điều này chỉ có thể dừng lại thông qua đàm phái ngoại giao.   

Chú thích ảnh
Tổng thống Croatia Zoran Milanović. Ảnh: EPA

Trong chuyến thăm Thụy Sĩ, nhà lãnh đạo Croatia lưu ý rằng sau khi theo dõi sàn giao dịch chứng khoán ở Moskva và đồng rúp đã tăng giá trở lại mức của một tháng trước so với đồng USD, ông dẫn đến kết luận rằng lệnh trừng phạt sẽ càng phản tác dụng. Theo ông Milanović, cách duy nhất để dừng xung đột là giải pháp ngoại giao.

Về phần mình, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine không có nghĩa là Thụy Sĩ đã từ bỏ nguyên tắc trung lập. “Trung lập không có nghĩa là thờ ơ”, ông Cassis nói.

Cùng ngày, hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với đài phát thanh RTL rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không sớm kết thúc.

"Chúng tôi nhận thấy tình hình rất khó khăn ở Donbass trong những ngày tới. Đây là lý do tại sao, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Liên hợp quốc, Pháp đang làm mọi thứ để tiến hành các hoạt động nhân đạo ở các thành phố Mariupol và Dnepr", Tổng thống Pháp cho biết.

Theo ông Macron, Nga sẽ không nhượng bộ ngoại giao trong những tuần tới, ít nhất là đến giữa tháng 5/2022 vì Moskva sẽ kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào 9/5. 

Ngày 24/2, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moskva không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ và mục tiêu là phi quân sự hóa Ukraine. Đáp lại, Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và một số quốc gia khác đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể của Nga.

Công Thuận/Báo Tin tức
Xung đột Ukraine và quan hệ hữu nghị đặc biệt 'chưa có hồi kết' giữa Nga và Italy
Xung đột Ukraine và quan hệ hữu nghị đặc biệt 'chưa có hồi kết' giữa Nga và Italy

Nhiều chính trị gia Italy có quan điểm thân Nga phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine cũng như tăng chi tiêu quân sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN