Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 11.984 ca COVID-19 và 189 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.111.671 ca và 30.700 ca. Trong vòng hơn 2 tuần qua, Indonesia chính là điểm nóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 68 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 3/2.
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 4.284 ca bệnh mới, 18 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 3/2 ghi nhận thêm 795 ca bệnh mới, song không có ca tử vong.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 45.827 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 289 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.093.158 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.773.061 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Brunei và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 3/2:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,111,671 |
+11,984 |
30,770 |
+189 |
905,665 |
Philippines |
530,118 |
+1,266 |
10,942 |
+68 |
487,721 |
Malaysia |
226,912 |
+4,284 |
809 |
+18 |
177,794 |
Myanmar |
140,927 |
+263 |
3,160 |
+14 |
126,384 |
Singapore |
59,602 |
+18 |
29 |
|
59,320 |
Thái Lan |
21,249 |
+795 |
79 |
|
14,001 |
Việt Nam |
1,911 |
29 |
35 |
|
1,461 |
Campuchia |
466 |
|
|
|
447 |
Brunei |
180 |
|
3 |
|
170 |
Timor-Leste |
77 |
+2 |
|
|
57 |
Lào |
45 |
1 |
|
|
41 |
Ngày 3/2, Indonesia đã triển khai một chương trình phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách sử dụng máy dò phát hiện virus này qua hơi thở.
Máy dò nói trên do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yogyakarta Gadjah Mada (UGM) của Indonesia sáng chế. Máy dò này có tên gọi “GeNose” sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây giúp chẩn đoán COVID-19 theo thời gian thực. GeNose được cho là hiệu quả hơn các xét nghiệm PCR và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp test nhanh.
Các đối tượng sẽ được yêu cầu thổi vào một cái túi và kết quả cho ra chỉ sau 2 phút. GeNose hoạt động bằng cách phát hiện các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có chứa virus SARS-CoV-2 từ hơi thở của bệnh nhân. Với hỗ trợ của nhiều cảm biến và công nghệ AI, bộ công cụ này có thể xác định liệu hơi thở có chứa virus hay không. Máy dò này đã được thử nghiệm với độ chính xác lên tới 97% trên 600 mẫu bệnh phẩm hợp lệ thu được từ Bệnh viện Bhayangkara và Bệnh viện Bambanglipuro của Yogyakarta.
Công cụ GeNose của Indonesia tương tự với công cụ SpiroNose do một công ty công nghệ y tế của Hà Lan phát triển, và đang được triển khai tại Hà Lan nhằm đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm.
Chính phủ Lào đã chỉ thị các cơ quan chức năng địa phương giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nước này và cách ly những lao động từ nước ngoài về nước để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Theo đó, Bộ Y tế Lào yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương giám sát chặt chẽ các khu vực biên giới, ngăn chặn những người lao động trở về từ nước ngoài nhập cảnh trái phép. Những người nhập cảnh, đặc biệt là người lao động về nước, sẽ được đưa tới các trung tâm cách ly 14 ngày. Ngày 1/2, tổng cộng 2.600 người đã nhập cảnh Lào qua các cửa khẩu quốc tế, trong đó có 1.281 người trở về từ Thái Lan. Tại tất cả các cửa khẩu, mỗi người nhập cảnh đều được kiểm tra thân nhiệt.
Hiện Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia Lào đang theo dõi tình hình sức khỏe của 2.588 người tại 33 trung tâm cách ly trên cả nước. Tính đến ngày 2/2, Lào đã xét nghiệm 104.212 người, phát hiện tổng cộng 44 ca mắc bệnh, trong đó 41 người đã hồi phục. Quốc gia này phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên vào ngày 24/3/2020.
Ngày 3/2, Thái Lan thông báo phát hiện thêm 795 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 783 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 12 ca nhập cảnh.
Theo Trung tâm Xử lý tình huống dịch COVID-19 của Thái Lan (CCSA), trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng có 759 ca được phát hiện qua xét nghiệm đối với người nhập cư nước ngoài và công dân Thái Lan tại các nhà máy và cộng đồng ở tỉnh Samut Sakhon.