Châu Phi mong đợi điều gì từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?  

Việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử hay ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ dường như không có nhiều ý nghĩa đối với hầu hết các nước châu Phi, khi các nhà phân tích chính trị cho biết cả hai ứng cử viên đều không ưu tiên quan hệ với châu lục này.

Chú thích ảnh
Cựu phó Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), nhiều người dân tại Zimbabwe cho rằng những khủng hoảng kinh tế mà họ đang đối mặt là do các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt với quốc gia miền nam châu Phi này.

Trong khi suốt 2 thập kỷ kể từ đó, Trung Quốc đã liên tục viện trợ và thúc đẩy dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Harare, giúp vực dậy nền kinh tế vốn được dự báo sẽ suy giảm 10,4% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Ông David Tinashe Hofisi, một nhà phân tích chính trị tại Zimbabwe, nhận định Tổng thống Trump sẽ không tìm cách giải quyết mối quan hệ với Zimbabwe nếu tái đắc cử. “Nếu Biden giành chiến thắng, ông ấy sẽ tìm cách khôi phục và củng cố mối quan hệ với các đồng minh truyền thống”, ông Hofisi nói.

“Tuy nhiên, không người nào tại Harare tin rằng sẽ có sự thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống mới, bất kể ứng cử viên nào thắng cử. Nếu ông Biden đắc cử, tình hình tại Zimbabwe có thể được Mỹ quan tâm hơn, nhưng điều đó sẽ chỉ cứng rắn hơn chứ không làm dịu lập trường về các lệnh trừng phạt, khi các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt với Zimbabwe được cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ủng hộ".

Trên khắp châu Phi, có nhiều ý kiến khác nhau về việc ứng cử viên nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ. Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew, ông Trump được cho là người truyền cảm hứng ít hơn so với người tiền nhiệm. Trong số những người được khảo sát, có những người đến từ Nigeria, Kenya, Nam Phi và Tunisia.

Michael Chege, một giáo sư kinh tế chính trị ở thủ đô Nairobi của Kenya, cho biết “hầu hết những người châu Phi có suy nghĩ đúng đắn và được trang bị đầy đủ thông tin hy vọng ông Biden sẽ chiến thắng và mong chứng kiến nhiệm kỳ tổng thống cuối cùng của ông Trump”.

Tuy nhiên, ông Chege cho rằng một số chính sách đầu tư và thương mại tại châu Phi của Tổng thống Trump đã được người dân châu lục đánh giá cao, trong đó có chương trình cơ sở hạ tầng do khu vực tư nhân Prosper Africa đứng đầu trị giá 60 tỷ USD. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu lục này vẫn bị tụt hậu so với Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, đã vượt qua Mỹ vào năm 2009. Thương mại Trung Quốc - châu Phi năm 2019 là 208,7 tỉ USD, theo số liệu của Bắc Kinh. Trong khi thương mại Mỹ - châu Phi chỉ đạt tổng cộng 56,9 tỉ USD, dựa trên dữ liệu chính thức.

Chú thích ảnh
Người dân Zimbabwe tin rằng mối quan hệ giữa Mỹ với châu Phi sẽ không thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống mới, bất kể ứng cử viên nào thắng cử. Ảnh: AFP

Các tổng thống Mỹ tiền nhiệm vẫn duy trì mối quan hệ với châu lục này, chẳng hạn như Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Mỹ dưới thời Bill Clinton và George W. Bush, trong khi cựu Tổng thống Obama được coi như một người con của châu Phi vì bố ông là người Kenya, giáo sư Rupiya nói.

Tuy nhiên, Giáo sư Martin Rupiya, quản lý Đào tạo và Đổi mới tại Trung tâm châu Phi về giải quyết tranh chấp mang tính xây dựng ở Durban, Nam Phi, đánh giá: “Dưới thời Tổng thống Trump, chúng ta chỉ thấy sự can thiệp có chủ ý vào vấn đề Libya, và những bình luận vô trách nhiệm khi ông phản đối đập thủy điện của Ethiopia trên sông Nile và cho rằng Ai Cập có thể phá hủy nó.

Việc Trump nói rằng Cairo có thể “làm nổ tung" đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia đã bị lên án là giống với lời tuyên chiến. Tổng thống Trump cũng cắt 264 triệu USD viện trợ cho quốc gia đông Phi này.

“Mỹ đang đánh mất vị thế tại châu Phi về vấn đề dân chủ và bầu cử”, ông Rupiya nói và cho rằng nền dân chủ Mỹ hiện đang đối mặt với những thách thức tương tự mà hầu hết các nước châu Phi đang phải đối mặt.

Hải Vân/Báo Tin tức
Châu Phi nghìn trùng - hồi ức cá nhân mở cánh cửa thế giới
Châu Phi nghìn trùng - hồi ức cá nhân mở cánh cửa thế giới

Nhân một cuộc phỏng vấn sau sự kiện công bố giải Nobel Văn chương năm 1954, Ernest Hemingway từng nói về Isak Dinesen (dù hai người chưa từng gặp gỡ): “Hôm nay, tôi cũng sẽ hạnh phúc – hạnh phúc hơn nữa – nếu giải thưởng ấy được trao cho nhà văn nữ xuất sắc Isak Dinesen...”

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN