Châu Âu nguy cơ đối mặt với khủng hoảng khí đốt hóa lỏng

Việc vội vàng cắt giảm khí đốt của Nga đã khiến người tiêu dùng châu Âu rất dễ bị ảnh hưởng bởi cú sốc giá LNG do nhu cầu LNG toàn cầu vượt quá nguồn cung năm 2022. Trong khi đó, các dự án LNG mới khó có thể đáp ứng cho đến năm 2024.

Chú thích ảnh
Các dự án LNG mới khó có thể đáp ứng nhu cầu của EU cho đến năm 2024. Ảnh: Oilprice.com

Theo trang tin Oilprice.com, nghiên cứu của Rystad Energy cho thấy cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang khiến các nước châu Âu phải đối phó với tình trạng mất an ninh năng lượng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, vì nhu cầu sẽ vượt cung vào cuối năm nay.

Mặc dù nhu cầu tăng cao đã làm bùng nổ các dự án LNG mới trên toàn thế giới trong hơn một thập kỷ, nhưng các dự án cần thời gian để hoàn thành xây dựng và khó có thể đáp ứng nhu cầu trước năm 2024.

Nhu cầu LNG toàn cầu dự kiến ​​đạt 436 triệu tấn vào năm 2022, vượt nguồn cung hiện tại là chỉ 410 triệu tấn. EU có nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng vào mùa Đông tới khi châu lục này tìm cách hạn chế các dòng khí đốt của Nga. Sự mất cân bằng nguồn cung và giá cao cũng sẽ đẩy chi phí xây dựng các dự án LNG.

Kế hoạch REPowerEU của EU đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là giảm phụ thuộc 66% vào khí đốt Nga trong năm nay, một mục tiêu sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của khối là bổ sung kho khí đốt lên 80% công suất vào ngày 1/11 tới.

Bằng cách hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga, châu Âu đã gây bất ổn cho toàn bộ thị trường LNG toàn cầu sau năm 2021 đầy biến động. Quyết định giảm mạnh phụ thuộc vào khí đốt Nga và LNG sẽ thay đổi thị trường LNG toàn cầu, dẫn đến nhu cầu LNG của châu Âu tăng mạnh mà các dự án hiện tại và đang trong quá trình phát triển sẽ không thể đáp ứng.

Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt đến châu Âu, cung cấp hơn 31% nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực. Việc thay thế một phần đáng kể trong số này sẽ cực kỳ khó khăn, gây ra những hậu quả sâu rộng đối với người dân, nền kinh tế của châu Âu và quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực. 

“Đơn giản là không có đủ LNG để đáp ứng nhu cầu. Trong ngắn hạn, điều này sẽ tạo ra một mùa Đông khó khăn ở châu Âu. Đối với các nhà sản xuất, điều này có thể tăng cường sự khai thác LNG, nhưng sẽ quá muộn để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến", Kaushal Ramesh, nhà phân tích cấp cao về khí đốt và LNG tại Rystad Energy, cho biết. 

Nếu dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu ngừng vào thời điểm hiện tại, lượng khí đốt đang được dự trữ (đầy khoảng 35%) có thể sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay, khiến châu Âu phải trải qua một mùa Đông khắc nghiệt. 

Công Thuận/Báo Tin tức
Nỗ lực định hình lại châu Âu trong bối cảnh mới
Nỗ lực định hình lại châu Âu trong bối cảnh mới

Sau bài phát biểu khẳng định sự ủng hộ việc xây dựng một "cộng đồng chính trị châu Âu" tại lễ bế mạc Hội nghị tương lai của châu Âu tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới tới Đức nhằm xây dựng một mối quan hệ cá nhân mật thiết hơn với Thủ tướng Olaf Scholz, thống nhất quan điểm với lãnh đạo Đức trong một số vấn đề then chốt để phối hợp thúc đẩy các chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu (EU) mà Pháp hiện đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN