Các phe phái ở Thái Lan dùng ‘yêu thuật' đấu đá nhau

Các phe phái chính trị ở Thái Lan đang tìm cách tận dụng lực lượng siêu nhiên để đấu đá lẫn nhau, phóng viên James Hookway của tờ Wall Street Journal cho biết từ Bangkok.

Một người biểu tình chống chính phủ mang rất nhiều bùa hộ mệnh trong một cuộc biểu tình tại Bangkok tháng 12/2013. Ảnh: Reuters


Kittichai Saisa -ard, 52 tuổi, một người biểu tình chống chính phủ cho biết, ông quyết không từ bỏ cơ hội của mình nhằm lật đổ chính phủ Thái Lan. Với vai trò là người đứng đầu trong việc bảo đảm an ninh, Kittichai đang kiểm tra việc phân phát những lá bùa xung quanh trại của người biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ tại Bangkok để ngăn ngừa bị bùa mê mà một số người biểu tình cho rằng những người ủng hộ chính phủ sử dụng để duy trì quyền lực.

"Chúng tôi là người Thái. Chúng tôi tin vào rất nhiều thứ và nếu kẻ thù đang sử dụng ma thuật, chúng tôi phải chống lại nó", ông Kittichai nói trước khi đứng đầu tổ chức một buổi lễ cầu phước lành từ một vị hoàng tử đã chết từ lâu gần cổng của tòa nhà chính phủ ở Bangkok.

Các chính trị gia Thái Lan trong nhiều thập kỷ thường tham khảo ý kiến các nhà tướng số hoặc thực hiện các nghi lễ phức tạp để duy trì ưu thế trước đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ, vợ của một vị thủ tướng Thái Lan trong những năm 1990 thường xuyên mang theo mình một con voi đồ chơi để tránh Rahu, một vị thần Hindu gây ra hiện tượng nhật thực theo quan niệm của người Thái, hay ông Thanin Kraivixien, một vị Thủ tướng của Thái Lan mà ban đầu là một nhà chiêm tinh.

"Thái Lan là một quốc gia rất tôn thờ thần học. Mọi người luôn tìm cho mình một đấng siêu nhiên để tôn thờ”, nhà sử học và nhân chủng học Thanet Apornsuwan nói.

Nhiều người Thái vẫn ủng hộ ông Thaksin mặc dù ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự hơn 7 năm trước, vì cho rằng ông là hóa thân của vị Vua Taksin ở thế kỷ 18. Ông Thaksin hiện đang sống lưu vong ở Dubai và không đưa ra bình luận nào, trong khi Yingluck, người được bầu làm Thủ tướng năm 2011 nói rằng bà vẫn điều hành Thái Lan chứ không phải anh trai mình.

Để giành được sự hỗ trợ tinh thần, ông Kittichai và những người khác đã dâng lễ và cầu nguyện trước bức tượng của vị hoàng tử đã chết 1923. “ Hoàng tử Chumphon là một chiến binh vĩ đại đã đánh bại nhiều kẻ thù. Bằng cách này hy vọng ông sẽ phù hộ chúng tôi trừng phạt những người đã mang cái ác đến cho Thái Lan”, Chayada Sarinyamas, 56 tuổi một trong số những người tham gia cầu nguyện nói.

Một số người biểu tình chống chính phủ trong đó có ông Kittichai luôn mang theo những lá bùa với hy vọng tránh đạn hoặc những mối nguy hiểm khác trong quá trình tham gia biểu tình sau khi 7 người thiệt mạng hồi tháng trước trong vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh cũng như các nhóm chính trị đối lập.

Hiện Thủ tướng Yingluck đang cố gắng kiểm soát tình hình và các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục bùng phát, nhưng bà vẫn dự định sẽ trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử dự kiến vào tháng tới. Có thể bà cũng đang có "sức mạnh huyền bí" bởi vì kể từ khi được bầu làm Thủ tướng, các số biển xe chính thức của bà đã 2 lần trúng giải sổ số tại Thái Lan.


CT
(Theo Wall Street Journal)

Bước ngoặt của Thái Lan?
Bước ngoặt của Thái Lan?

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan chuẩn bị bước vào một giai đoạn đầy bất ổn mới khi những người biểu tình đối lập lên kế hoạch "đóng cửa" thủ đô Bangkok vào ngày hôm nay (13/1) và tìm cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN