Ba loại 'phanh' kiểm soát COVID-19 lây lan của Singapore

Singapore đang sử sử dụng 3 loại “phanh” để giảm tỷ lệ mắc mới và lây lan COVID-19 tại nước này.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nhận định các biện pháp khác biệt dành cho người đã tiêm vaccine và người chưa tiêm là rất quan trọng. Ảnh: Straits Times

Tờ Straits Times (Singapore) đưa tin 3 loại “phanh” đó là: hạn chế biên giới, tiêm vaccine phòng COVID-19 và các biện pháp quản lý an toàn.

Ngày 23/10, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết: “Nếu áp dụng phương pháp này và sống với kiên định thì chúng ta có thể xử lý những thách thức thực. Đó là cách chúng ta có thể mở cửa dần dần trong khi giữ tỷ lệ tử vong và mắc tình trạng nặng COVID-19 thấp nhất có thể”.

Hạn chế ở biên giới

Đề cập đến lo ngại về việc mở cửa cho du khách quốc tế, Bộ trưởng Ong Ye Kung đánh giá kiểm soát biên giới là quan trọng. Việc kiểm soát biên giới giúp tránh nhận nhóm đông công dân từ những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Nhưng sau khi trải qua làn sóng lây nhiễm lớn trong nhiều tháng, tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia đã ổn định với tỷ lệ lây nhiễm ở một số nơi thậm chí còn thấp hơn Singapore. Bộ trưởng Ong kết luận: “Do vậy chúng ta có thể mở di chuyển với những quốc gia này an toàn”.

Singapore chỉ đón những du khách đã tiêm đủ vaccine với xét nghiệm PCR trước khi xuất cảnh và sau khi nhập cảnh.

Theo Bộ trưởng Ong, việc mở cửa Singapore đem lại lợi ích cho người dân: “Đầu tiên, người dân Singapore có thể di chuyển để học tập, làm việc hoặc nghỉ ngơi với gia đình. Thứ hai, chúng ta có thể đưa thêm nhiều nhân công đến Singapore hoàn thành các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng và nhiều dự án khác”.

Nhờ các biện pháp này, Bộ Nhân lực còn có khả năng cho phép thêm nhiều người giúp việc nước ngoài nhập cảnh, giúp giải tỏa áp lực nhiều gia đình Singapore phải đối mặt. Theo ông Ong, Bộ Nhân lực có thể tăng số người giúp việc từ 200 trường hợp được nhập cảnh mỗi tuần hiện nay lên 1.000 trường hợp mỗi tuần.

Chương trình tiêm chủng

Chú thích ảnh
Bộ Y tế Singapore đã thông qua sử dụng vaccine Sinovac trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ảnh: Straits Times

Theo Bộ trưởng Ong Ye Kung, mỗi ngày có 20.000 người tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung tại Singapore. Tính đến nay, khoảng 660.000 công dân Singapore đã được tiêm mũi bổ sung. Bộ trưởng Ong Ye Kung tiết lộ rằng 94% dân số nước này đã tiêm hoặc đặt lịch tiêm vaccine COVID-19. Nhưng khoảng 70.000 người cao tuổi vẫn chưa tiêm vaccine COVID-19.

Bộ trưởng Ong Ye Kung nêu rõ: “Một số trường hợp chưa tiêm không thể sử dụng loại vaccine công nghệ mRNA do vấn đề y tế. Một số người khác đơn giản là ưa thích vaccine không phải công nghệ mRNA. Do vậy chúng tôi sẽ phân phối vaccine Sinovac để khuyến khích họ tiêm”.

Theo ông, vaccine Sinovac sẽ được tiêm 3 liều với liều thứ hai tiêm 28 ngày sau liều thứ nhất và liều thứ ba là 90 ngày sau đó. Nhưng Singapore sẽ không sử dụng Sinovac làm mũi vaccine bổ sung. Ngoài ra, vaccine Sinovac sẽ không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Các biện pháp an toàn

Bộ trưởng Ong phân tích rằng điều then chốt là bảo vệ đối tượng nhiều rủi ro, khi 98,7% người mắc COVID-19 hiện nay là không có hoặc ít triệu chứng.

Ông nói: “Để bảo vệ người yếu thế, điều quan trọng là đảm bảo các bệnh viện không bị quá tải. Do đó các nhân viên y tế của chúng ta có thể làm điều tốt nhất để cứu các mạng sống”.

Cũng theo Bộ trưởng Y tế Singapore, các biện pháp khác biệt đối với người tiêm và chưa tiêm vaccine COVID-19 là rất quan trọng. Cần hạn chế sự tiếp xúc của nhóm chưa tiêm vaccine, đặc biệt là người cao tuổi, đến những nơi họ có thể bị lây nhiễm. Nếu điều này được thực hiện thành công thì Singapore có thể mở cửa dần dần với xét nghiệm là lớp bảo vệ xa hơn.

Ông nêu bật: “Phương pháp của chúng ta là đặc biệt trên thế giới. Hầu hết các quốc gia áp dụng một trong hai phương pháp là “sống chung với COVID-19” hoặc “không ca mắc COVID-19” nhưng chúng ta thực hiện cả hai. Chúng ta đã áp dụng chiến lược “không ca mắc COVID-19 trong năm 2020 và một phần của năm nay khi chưa được bảo vệ bởi vaccine. Nhưng một vài tháng trước, sau khi đã tiêm vaccine COVID-19 cho phần lớn dân số, chúng ta chuyển sang phương pháp “sống chung với COVID-19, tuy nhiên thực hiện theo từng phần”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Sao chép vaccine COVID-19 – Cách châu Phi giải quyết bất bình đẳng vaccine
Sao chép vaccine COVID-19 – Cách châu Phi giải quyết bất bình đẳng vaccine

Trong căn nhà kho được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm vô trùng tại thành phố Cape Town, các nhà khoa học trẻ đang tìm cách sao chép công nghệ của một loại vaccine COVID-19 vẫn chưa đến được Nam Phi và hầu hết những người nghèo nhất thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN