ASEAN tích cực quan tâm quyền lợi của lao động di cư

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 12/12, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra “Lễ ra mắt chiến dịch di cư lao động an toàn ASEAN” nhằm kêu gọi các quốc gia khu vực, cũng như quốc tế quan tâm đến quyền lợi của lao động di cư, vốn đang phát triển nhanh chóng những năm gần đây.

Chú thích ảnh
Phó Tổng Thư ký ASEAN Kung Phoak phụ trách về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội phát biểu tại Lễ ra mắt. Ảnh: Trần Chiến/TTXVN

Các quốc gia Đông Nam Á hiện nay có hơn 9 triệu người lao động nhập cư, trong đó có 7 triệu người thuộc các quốc gia ASEAN và con số này đang có dấu hiệu gia tăng tăng nhanh chóng, từ đó đòi hỏi các quốc gia cần phải phối hợp, cùng nhau có biện pháp đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho số lao động này. Đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của lao động di cư cũng là một trong những trọng tâm công tác của ASEAN đến năm 2025.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Kung Phoak, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội cho biết dân số ASEAN là 625 triệu người, trong đó có hơn 300 triệu người trong độ tuổi lao động. Hàng năm, khoảng 6% trong số độ tuổi lao động này nằm trong nhóm lao động di cư, từ đó đặt ra những thách thức cho ASEAN trong việc đưa ra các biện pháp để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho số lao động này.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt. Ảnh: Trần Chiến/TTXVN

Thách thức về lao động di cư không phải vấn đề chỉ riêng ASEAN gặp phải mà cũng đã từng xảy ra ở các quốc gia thuộc EU trong nhiều năm trước. Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Francisco Fontan khẳng định vấn đề lao động di cư ở Đông Nam Á, châu Âu, cũng như trên toàn thế giới đang rất được quan tâm.

Các lao động di cư có mong muốn ra nước ngoài làm việc để cải thiện thu nhập và có cuộc sống khá hơn, song nhiều người trong số họ cũng phải đối mặt với những khó khăn, trong đó có cả vấn đề bị lạm dụng, bóc lột sức lao động… Theo ông Fontan, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia láng giềng như Singapore, Thái Lan và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đưa lao động ra nước ngoài, cũng như có các biện pháp quản lý, đảm bảo các quyền cơ bản cho lao động nước ngoài tại nước mình.

Vấn đề lao động di cư hiện đang được các nhà lãnh đạo ASEAN rất quan tâm. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 tại Manila, Philippines, ngày 14/11/2017, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã ký kết văn kiện “Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư”, đây là kết quả sau 10 năm khởi thảo và đàm phán để đi đến thống nhất, cùng cam kết bảo đảm cho người lao động di cư được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản, bảo trợ xã hội, công lý và đối

Việc quan tâm, đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản đối với lao động di cư của ASEAN nhằm hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trong ASEAN, đồng thời phản ánh nỗ lực của ASEAN xây dựng một Cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Trần Chiến – Hải Ngọc (TTXVN)
Lao động di cư trong khu vực tham gia BHXH còn thấp
Lao động di cư trong khu vực tham gia BHXH còn thấp

Theo ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Thu (BHXH Việt Nam), Việt Nam hiện có khoảng 500.000 người đi làm việc tại nước ngoài và con số sẽ tăng lên hàng trăm ngàn người mỗi năm. Tuy nhiên, mới có khoảng 6.000 người trong nhóm đối tượng này tham gia BHXH, trong khi chưa có phương pháp quản lý hiệu quả về BHXH.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN