Quận Yarmoud có diện tích 2,11 km2 nằm cách trung tâm Damascus 8 km với dân cư chủ yếu là người gốc Palestine. Đây là một trại tị nạn “không chính thức” và là quê hương của cộng đồng tị nạn người Palestine lớn nhất ở Syria. Kể từ tháng 7/2013, quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát nơi này từ tay phiến quân.Theo một nhà hoạt động người Palestine sống ở Yarmouk, có ít nhất 55 người đã bỏ mạng vì đói và phần đa trẻ em nơi đây đều ở trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Tại Yarmoud, khoảng 20.000 người hiện đang sống trong cảnh bị cô lập với thế giới bên ngoài và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì cho biết “các phần tử khủng bố” đang bắt giữ người dân làm con tin. Không chỉ phải sống trong cảnh đói khát, người dân nơi đây còn phải hứng chịu các trận oanh tạc từ máy bay Syria.
Trong tấm ảnh được Chương trình hỗ trợ người tị nạn Palestine tại Cận Đông của Liên Hợp quốc (UNRWA) công bố, đám đông người tị nạn tưởng như dài vô tận đang nhẫn nại chờ nhận thực phẩm cứu tế.
Đám đông vô tận chờ nhận cứu tế tại Yarmoud trong bức ảnh lay động được UNRWA công bố. |
Sau khi đi vào khu trại Yarmouk hôm 25/2, Tổng Ủy viên UNRWA Filippo Grandi nói: “Tôi thấy vô cùng tức giận và choáng váng vì điều mà tôi đã chứng kiến ngày hôm nay. Những người Palestine tị nạn mà tôi đã nói chuyện bị chấn động bởi những gì mà họ đã trải qua, và nhiều người rõ ràng cần sự hỗ trợ ngay lập tức, đặc biệt là thực phẩm và dịch vụ y tế”.
Ông Filippo Grandi cho hay những gì mà ông đã chứng kiến “nhấn mạnh sự kịp thời của nghị quyết 2139 về Viện trợ nhân đạo của của Hội đồng Bảo an LHQ” đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp bách rằng tất cả các bên phải đảm bảo triển khai nghị quyết đó.
Nghị quyết 2139 về Viện trợ nhân đạo vừa được thông qua vào ngày 22/2 nhưng cho đến nay hoạt động triển khai nghị quyết hầu như vẫn giậm chân tại chỗ. “Có những quan điểm cho rằng nghị quyết này cuối cùng vẫn có một số quyền lực. Tôi thì không thấy như vậy”, một nhân viên nhân đạo trong khu vực cho hay.
Khoảng 9,3 triệu người dân Syria đang cần sự hỗ trợ nhân đạo và 6,8 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa nhưng vẫn ở trong đường biên giới của đất nước 23 triệu dân này. Trong khi đó có khoảng 250 ngàn người đang bị mắc kẹt tại các khu vực bị chiếm đóng quanh thủ đô.
Anh Tiếu (
Theo B.I)