Ấn Độ xếp COVID-19 là thảm họa ngang hàng động đất, sóng thần

Nhằm đẩy mạnh nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19, Ấn Độ chính thức gọi dịch bệnh là một “thảm họa cần được báo động” (Notified Disaster) giống như động đất, sóng thần cùng các thảm họa thiên nhiên khác. 

Chú thích ảnh
Một nhóm sinh viên Ấn Độ đeo khẩu trang bên ngoài một nhà ga tàu hỏa tại Kochi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters 

Chủng virus Corona mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã lây nhiễm cho trên 80 người ở khắp Ấn Độ và khiến ít nhất 2 người tử vong. Bộ Nội vụ Ấn Độ ngày 14/3 đã chính thức gọi đại dịch COVID-19 là “thảm họa cần được báo động”. 

Việc xếp loại trên cho phép chính quyền các bang chi thêm tiền từ Quỹ đối phó thảm họa bang (SDRF) cho việc dập dịch. Bên cạnh hỗ trợ chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cũng như chi trả bồi thường cho người thân của bệnh nhân, nguồn quỹ trên giờ đây có thể được dùng vào việc mua sắm thiết bị phòng thí nghiệm và thiết bị bảo hộ thiết yếu. 

Trong khi mức độ ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ còn khá nhẹ với hơn 80 ca nhiễm, chính phủ nước này đang khẩn trương chuẩn bị cho một đợt bùng phát diện rộng. Trước đó cùng ngày, giới chức thể thao quốc gia Nam Á này đã đình chỉ toàn bộ các trận đấu criket trong nước cho đến khi có thông báo mới. Các giải bóng đá bị hoãn lại đến cuối tháng 3. 

Thủ tướng Narendra Modi cũng kêu gọi các nước trong khối Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) cùng hiệp lực đối phó với tình hình dịch bệnh tại khu vực. Vài năm qua, New Delhi đã trở nên xa cách khỏi khối 8 quốc này do căng thẳng với Pakistan. 

Xuân Chi/Báo Tin tức
Thượng Hải trang bị đèn cực tím cho xe buýt để phòng chống COVID-19
Thượng Hải trang bị đèn cực tím cho xe buýt để phòng chống COVID-19

Một công ty vận tải công cộng tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã lắp đặt đèn tia cực tím (UV) để khử trùng xe buýt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN