50 triệu người Bắc Phi nguy cơ đói vì.... châu chấu


Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo sau những trận mưa sớm, hàng đàn châu chấu ở khu vực phía bắc Mali và Nigeria có thể sản sinh ra thế hệ côn trùng thứ hai lớn gấp 250 lần vào cuối mùa hè năm nay, đe dọa cuộc sống của gần 50 triệu người trong khu vực.


Hàng đàn châu chấu từ Algeria (Angiêri) và Libi bắt đầu "di cư" đến Mali và Nigeria (Nigiêria), và những trận mưa sớm hơn thường lệ gần hai tháng hồi tháng 5-6/2012 đã tạo thuận lợi cho trứng châu chấu nở thành côn trùng.


Nạn đói đang đe dọa người dân Bắc Phi . Ảnh: Internet


Theo các chuyên gia, số lượng châu chấu mới sẽ tăng mạnh và bay đi khỏi hai quốc gia Tây Phi đến các nước láng giềng trong tháng 10/2012 - thời điểm trùng với vụ thu hoạch.


Vì vậy, khoảng 50 triệu người trong khu vực - trong đó có 3,5 triệu người ở Mali và hơn 3 triệu người ở Nigeria đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, có thể bị ảnh hưởng.


Ngoài Mali và Nigeria, CH Sát cũng đang đối mặt với nạn châu chấu sa mạc nghiêm trọng nhất trong khu vực kể từ lần báo động khẩn cấp cuối cùng năm 2003-2005 tiêu tốn của nước này nửa tỷ USD để kiểm soát nạn châu chấu.


Hiện nay, các nước láng giềng của Mali và Nigeria đang thành lập các nhóm đối phó với nạn châu chấu, song an ninh bất ổn tại biên giới Algeria - Libi và khu vực miền bắc Nigeria - Mali vẫn là một trong những trở ngại lớn đối với các chính phủ trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nạn dịch này.


Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Mali Leo Sidibé cho biết Chính phủ nước này đang xem xét và áp dụng các biện pháp phòng ngừa châu chấu trên toàn quốc, kể cả các khu vực dưới sự kiểm soát của các nhóm phiến quân vũ trang. 


Châu chấu là loại côn trùng phàm ăn và có thể phá hủy nhiều hécta rau xanh trong vài ngày. Chúng thường bay theo hướng gió với vận tốc từ 16-19 km/giờ và có khả năng vượt quãng đường dài 150 km/ngày.



TTXVN/ Tin Tức

Cuộc chiến chống “bệnh ngủ” châu Phi
Cuộc chiến chống “bệnh ngủ” châu Phi

Một phụ nữ da đen chừng 65 tuổi ngồi lả dưới một gốc xoài tại một ngôi làng ở Cộng hòa Sát. Bà bị một chứng bệnh kỳ lạ “ăn” vào não, mà người dân địa phương đổ lỗi là do bị yêu thuật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN