Dàn vũ khí tối tân này của Không quân Mỹ đã sẵn sàng đối phó Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau vụ thử tên lửa gần đây nhất của Bình Nhưỡng.
Liệu chiến thuật tương tự mà Mỹ đã làm với Liên bang Xô Viết có tác dụng với một quốc gia nhỏ hơn như Triều Tiên?
Hàn Quốc cân nhắc việc mua tàu ngầm năng lượng hạt nhân như một phần trong kế hoạch mua vũ khí quân sự Mỹ trị giá lên tới hàng tỷ đô la.
Các phương án quân sự để đối phó với Triều Tiên do Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ gửi tới Quốc hội nước này ngày 27/10 này bao gồm từ tăng cường răn đe Bình Nhưỡng cho tới thay đổi chế độ tại Triều Tiên và rút lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc.
Phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc ngày 16/10, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Jeong Kyeong-doo thông báo, quân đội nước này đang xem xét một kế hoạch tác chiến mới nhằm đối phó với các mối đe dọa đang gia tăng từ phía Triều Tiên.
Ngày 10/10, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc họp với các quan chức quốc phòng hàng đầu nhằm thảo luận "một loạt lựa chọn" để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Nhằm đối phó với các mối đe dọa từ chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ đã tăng ngân sách cho các chương trình phòng thủ tên lửa của nước này.
Tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Các lực lượng Vũ trang Hàn Quốc tổ chức ngày 28/9 tại Pyeongtaek cách thủ đô Seoul khoảng 70 km về phía Tây Nam, quân đội nước này đã cho ra mắt một số loại vũ khí hiện đại trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc đang xem xét nâng cấp chương trình quốc phòng "3 trục" bằng cách tự đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mua vệ tinh do thám để đối phó với mối đe dọa Triều Tiên.
Một lữ đoàn các lực lượng đặc biệt mới có tên gọi Spartan 3000 do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thành lập nhằm "gây ra nỗi sợ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un suốt cuộc đời".
Trong bối cảnh Triều Tiên đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ tên lửa, Washington sẽ phải ngày một thận trọng hơn trong các chính sách đối phó với Bình Nhưỡng bởi nếu bị đe dọa, chính quyền của ông Kim Jong-un được cho là sẽ triển khai các loại vũ khí hạt nhân và hóa học, dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Ngày 29/6, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton đã cảnh báo sự nguy hiểm của việc Mỹ đáp trả Triều Tiên.
Ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã ủng hộ Mỹ sử dụng bất kỳ biện pháp nào để đối phó với Triều Tiên, bao gồm cả tấn công quân sự.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Tướng Lee Sun-jin và những người đồng cấp Mỹ, Nhật Bản đã tổ chức cuộc họp qua cầu truyền hình thảo luận vấn đề Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng.
Rất nhiều người dân Hàn Quốc cho rằng việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Seoul không phải phòng thủ trước Triều Tiên, mà là một mối đe dọa với Nga và Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc - Tướng Lee Sun-jin và người đồng cấp Mỹ - Tướng Joseph F. Dunford đã nhất trí duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất dựa trên quan hệ đồng minh mạnh mẽ để chống lại các mối đe dọa từ phía Triều Tiên.
Cố vấn an ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tướng Herbert McMaster, khẳng định mọi phương án đối phó với Triều Tiên của nước này đã sẵn sàng sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa thất bại hôm 16/4.
Ngày 14/3, lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Hàn Quốc đã tiến hành diễn tập nhằm mô phỏng việc đối phó với các cuộc tấn công của CHDCND Triều Tiên.
Ngày 8/3, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley tuyên bố Washington đang xem xét cách thức đáp trả Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng và không loại trừ bất cứ khả năng nào.
Washington khẳng định việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc là một biện pháp phòng vệ trước mối đe dọa Triều Tiên.